Khóa chủ đềChợ Bắc Hà

 Phúc đáp Phúc đáp
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Chợ Bắc Hà
    Ngày đăng: 24/05/2010 lúc 7:43pm

 Chợ Bắc Hà

Bắc Hà

Sáng Sinh dậy thật sớm ra chợ Sapa, trời còn tối mịt mà hàng đã bày ra sẵn sàng, chiếc xe chở lợn đến cân bán cho tiệm thịt, mấy chú bị nhét vào giỏ kêu eng éc. Dân ở đây đi mua bán thật sớm nhất là mấy cô đi bán đồ lưu niệm rong, ngay cả mấy bà ngôi bán vỉa hè cũng vậy. Trời mờ sáng suơng mù phủ nhìn cách vài thuớc không rõ mặt mà họ đã ngồi tự hồi nào. Ngòai rau, trái họ còn bày những sản phẩm địa phuơng như cây mật gấu, ruợu San Lung.

Sinh vào chợ Sapa lúc trời còn tối đen, nhìn thấy đuờng đi là nhờ mấy ngọn đèn hắt ra. Tôi gặp lại cô bé bán hàng trên núi, lần này cô ta không có túi đồ cũng như đứa con trên lưng, có lẽ nó còn ngủ, cô ta đang chọn mua mấy củ xu hào. Gặp tôi cô nhận ra :" Chào chú". Sinh đùa :" Chào cháu chú đang tìm mua hàng này, cháu có gì bán không". Cô bé cuời:" Chú đùa cháu", nói xong thấy Sinh vẫn thản nhiên không cuời cô ta vội cúi xuống lục cái túi nhỏ bên hông, sờ quanh nguời vẫn không tìm ra cái gì, chợt thấy cái vòng sắt đeo tay cô tháo ra :" Đây cháu bán chú 30 chục nghìn". Sinh cuời:" Sao cái gì cũng ba chục nghìn thế này." Cô bé cuời :" Chú mua hộ cháu nhé". Sinh nói :" vòng con gái mới đeo chú mua làm gì". Cô bé nói :" Thì cho bạn gái chú, vòng này con trai đeo cũng đuợc mà". " Nhưng vòng cháu đâu phải vòng mới dùng rồi bớt đi." Sinh cuời móc túi thấy có đúng 35,000 lẻ Sinh đưa cô ta :" Cháu cầm hết đi". Cô bé lắp bắp:" Cam ơn chú, cháu đeo cho chú nhé". Sinh nói :" Thôi chú đeo mấy ông ở chợ Tình theo chú thì chết". Cô bé cuời tít mắt :" Không đâu chú" Nói rồi cô kéo tay Sinh móc cái vòng vào. Sinh cảm ơn chờ cô ta đi rồi gỡ cái vòng ra bỏ túi.
Trở về khách sạn uống cốc nuớc chè, đuợc một chốc xe đến đón ra đầu đuờng thả xuống chờ chiếc xe thứ hai. Cùng đợi xe có một bà Việt Nam chạc gần ba muơi đứng với một anh huớng dẫn, anh này tuớng tập tạ mặc áo thun sát nguời. Anh này nổ: "Chị đi "tour" công ty tôi là nhất, mọi dịch vụ du lịch ở đây tuy nhiều nhưng họ đều ghép vào tour chính là của chúng tôi " . Chờ hơi lâu bà này sốt ruột :" Sao lâu thế ?" . " Văn phòng tôi uy tín không trễ đâu, xe họ đâu dám trễ trừ khi hỏng xe thôi, chưa đến giờ mà .". Chẳng biết mấy giờ là đến giờ. Bà này nhìn những nguời dân tộc ngồi bán vỉa hè gợi chuyện : " Mấy cô bán hàng dễ thuơng ghê, hôm qua mời tôi không mua hàng cô ta biếu tôi sợi dây đeo tay tôi cũng phải đưa ít tiền". Anh "tua" xen vào ba hoa :" Vâng ở đây mấy cô này họ "Marketing" siêu đẳng lắm, đó là một cách câu khách". Tôi cuời :" Tôi không nghĩ vậy, họ hiếu khách thôi, vì như tôi thấy mua gì hay không mua gì họ cũng cho hết ". Sợi giây chỉ màu đeo tay tuợng trưng cho tình bạn, họ muốn tỏ tình thân hữu với khách viếng thăm, nói ngọai giao thì có thể "marketing siêu đẳng" thì hơi phét.
Cuối cùng thì xe cũng đến, xe giống xe khách hơn xe "tour", trên xe có cả mấy bà gồng gánh. Xe đi chưa ra khỏi thành phố (chưa bằng cái lỗ mũi) sau khi nhét thêm vài nguời thì lại đậu truớc một garage xe. Mọi nguời chờ, năm phút, muời phút, muời lăm phút. Một gánh gồng sốt ruột :" Sao đỗ lâu thế không khéo muộn giờ họp chợ ." Không trả lời câu hỏi anh lơ nói:" Không muộn đâu tôi phải đến đúng giờ cho mấy ông Tây, ông Mỹ này đi chuyến xe sáng ...về Hà Nội ". Rõ chán một nguời nói giờ họp chợ một nguời nói xe lửa khởi hành.
À thì ra họ chờ garage mở cửa. Hai anh hì hục mang chiếc ghế "súp" ra gắn lên xe, gắn mãi không vừa, cưa đẽo, khoan. Anh lơ mở phôn:" Vâng cảm phiền chút ...xe hỏng.". Cuối cùng chiếc ghế chế thêm đuợc gắn vào họ lên đuờng đón thêm ông khách chót thẩy vào ngồi chiếc ghế mới gắn. Muộn đúng tiếng ruỡi. Xe đến ga Lào Cai thì ngừng, khách Tây phuơng và mấy bà gồng gánh xuống hết, một cặp nguời Mã Lai và vài cặp VN già trẻ đủ cả lên xe để đi Bắc Hà. Anh Thành gọi tôi hỏi đang ở đâu, anh khoe đi xem mua gà chiến và nhắc khi trở lại Lào Cai nhớ gọi anh. " Đang ở Lào Cai, đi hãng xe con rùa" . Anh Lơ liếc tôi rồi nhảy xuống xe, anh tour guide nhảy lên tự giới thiệu là tour guide đưa mọi nguời đi Bắc Hà, tôi cuời liếc bà chờ xe ban nãy theo cái hãng du lịch to và uy tín nhất Sapa, Sinh nghĩ bụng :" Same sh*t". Có lẽ mùa này vắng khách mà tòan khách Á Châu hay Việt Nam nên họ ghép lung tung. Cuối cùng có đuợc hai ông nguời Anh lên xe.

Đuờng đi nhiều đọan đang sửa chữa hoặc làm cho rộng ra nên di chuyển khá khó khăn, bụi đỏ mịt mù, khung cảnh thật đẹp bên phía núi. Hình ảnh hai đứa trẻ sắc tộc trạc sáu bảy tuổi như hai bóng đen nhỏ đang đi bộ đằng xa men theo bờ vực, bỗng nhiên hai đứa vụt chạy như chạy đua, gió thổi áo tung bay hiện trên khung cảnh phía sau núi rừng hùng vĩ . Hai đứa trẻ chạy theo một lằn đen ngang là bờ vực, phía truớc là một khỏang trống đất đỏ, ánh nắng nguợc chói lòa rọi xuống rực rỡ như những tảng vàng khổng lồ, những đám bụi đỏ gió thổi bay lên cao, đằng sau là núi rừng thăm thẳm trùng điệp. Tất cả hiện lên trong khỏang khắc, trên xe sinh ngẩn nguời không kịp thu vào ống kính.
Đi mất độ vài tiếng, đến xe đỗ ở đầu ngõ vào chợ, anh huớng dẫn nói, vì đến hơi muộn nên mọi nguời nên đi thăm chợ ngay muời hai giờ gặp lại đầu chợ để ăn trưa, mấy nguời Viet Nam ăn trưa riêng hai anh nguời Ăng Lê ăn ở quán ăn theo phòng du lịch của họ; sinh sẽ ăn chung với một cặp nguời Mã Lai. Anh huớng dẫn yêu cầu mọi nguời ra xe đúng giờ để khỏi mất thì giờ nguời khác, anh đưa sô' điện thọai nếu có ai đi lạc.
Buớc xuống xe nhận ngay ra đây là hình ảnh tiêu biểu của những chợ biên giới hay chợ của những vùng nhiều sắc dân. Những nguời đàn bà sắc tộc mặc váy nhiều màu đứng túm tụm đầu chợ chờ bán những túi sách, ví đan. Những hàng quán, cửa tiệm có những sạp đặt nhô ra ngòai bán đồ kỷ niệm, lang thang ngòai đuờng vài ông bà mũi lõ. Sinh đi bộ vào trong, đuờng sạch sẽ, đa số những cửa hàng cửa hiệu bán hàng địa phuơng là do nguời Việt làm chủ, dân sắc tộc thuờng bán rong hoặc bày duới đất phía bãi đất bên trong. Sạp này hỏi sạp kia :" Sao bán không đuợc hả? Đòi bao nhiêu mà nó đi mất thế, không mặc cả tiếng nào thế.". Sạp kia một cô đứng bán nhìn khá xinh đôi mắt sáng :" Không trả sao đuợc, tôi bắt phải chứ, hỏi rồi đi sao." Sinh nghĩ bụng :" Khiếp, không biết tên nào nặng nghiệp ruớc phải của nợ này thì chết".
Đi qua những hàng quán đến một khỏang đất trống, nơi đây là một chợ lộ thiên. Thẳng từ ngòai vào có những bà, cô nguời sắc tộc đứng bán những con chó con, con lợn muờng; những nguời này đứng thành hàng tạo thành một lối đi tự nhiên dẫn dắt ra dần phía sau là một bãi đất bán những gia súc to hơn, bán trâu; tiếp tục len qua những con trâu, con ngựa non thì đến một bãi đất rất to hõm xuống. Bãi đất này là chỗ bán ngựa, lừa, la. Khu chợ gia súc làm thành một nửa vòng bao bên hông phải và phía sau khu chợ lộ thiên. Những dân sắc tộc họ nhìn chân chất, mua bán có vẻ thỏai mái không áp lực. Sinh để ý thấy một cô bé sắc tộc đứng trong đám bán lợn bán chó con. Cô này chạc muời chín hai muơi, lưng cõng đứa bé, tay cầm sợi dây buộc một con lợn con, nét mặt thật dễ thuơng và ngây thơ, click, click, sinh chụp vài tấm. Tiếp tục đi dạo trong khu chợ gia súc, đây là kiểu chợ trời đã có hàng nhiều trăm năm mà bây giờ vẫn vậy.

Đuợc một lát sinh thấy trong bụng muốn ăn một món gì. Nghĩ là làm, sinh đâm vào khu hàng quán. Đi vào khu hàng ăn chợ Bắc Hà không khỏi không chú ý những nồi nuớc đen thui lổn nhổn những miếng thịt đen, đen vàng vàng. " Cái gì thế bà chủ ?" . " Thắng cố đấy" Thắng cố là nồi thịt ngựa nấu theo lối "ngựa kho" nhưng hình như họ không chỉ bỏ thịt mà họ bỏ đủ thứ bao tử xuơng, tim, gan, thịt ... Họ chặt từng tảng bỏ vào nồi. Sinh "xâm mình" hỏi :" bao nhiêu thé bà chủ?". Nhắm không qua nổi bát thắng cố, sinh nói :" Tôi no rồi nhưng muốn thử, bà bán bát nhỏ thì bao nhiêu?". Bà chủ ngẩng lên liếc sinh một phát :" Bát đó đựng gia vị đâu để bán thắng cố, ăn một bát đi không nhiều đâu.". Thấy sinh giữ vững lập truờng bà chủ đành lấy bát bé ra múc, vừa đủ một cục xuơng và nửa môi nuớc dùng. Múc một ít nuớc húp thử, nóng hổi, mùi là lạ nuớc rất nặng "cholesterol" béo, cắn miếng thịt vị là lạ, sinh rắc thêm tiêu, tuơng uớt cho cay giảm vị béo. Sinh có tật ăn món ăn béo quá hay bị nhức đầu, "bà chủ cho ly ruợu đi" Bà bán rót một ly hạt mít ruợu ngô San Lùng Bắc Hà. Hàaaa, một hơi, ruợu khá nặng. Nhìn xa xa núi rừng, ngồi tại một quán biên thùy ăn bát thịt ngựa bốc khói, béo ngậy uống chén ruợu ngô, thu một chân trên chiếc ghế gỗ, tay nghiêng dựa vào chiếc bàn gỗ đen cũ kỹ đã có chỗ bạc. Sinh bất giác thấy mình bơ vơ trơ trọi.

Sinh đứng dậy trả tiền rồi đi tiếp tục, hình như để chống cái lạnh miền núi, món ăn Bắc Hà đa số nặng nề ruợu thịt. Một hai ba ...dzzoôô, một đám chừng tám chín nguời bên bát thịt nóng bốc khói, tụ tập uống ruợu; lại "dzô dzô", sinh ghé vào chỉ bát thịt hỏi :" Anh cho hỏi thịt gì thế này?" "Thịt lợn cắp nách chứ thịt gì", anh khác :" Bán đằng kia kìa, lại mua mà thử hỏi gì". Một ông có vẻ đại ca :" Hỏi thật hay muốn ăn đấy, muốn thử thì thử miếng đi". " Thật hả cho xin míeng nhá ". Sinh cầm đũa gắp miếng thịt bỏ mồm ngay. Nhai chầm chậm miếng thịt thơm và nóng hổi nhưng hơi khô. Có vẻ thấy đuợc điều này :" Uống cốc ruợu với chúng tôi". Anh đại ca đặt cốc ruợu truớc mặt tôi. Tất cả nâng ly :" Một hai, ba ....dzô". Sinh móc túi đưa ít tiền cho cô bé đang dọn bàn, cô mua hộ bát thịt và ít ruợu. Sinh cam ơn mọi nguời rồi đi.
Một ông lão râu tóc dài nhìn quắc thuớc đang ngồi bán ruợu đặc sản Bắc Hà, ông này mặc một chiếc áo màu đen vải thô có một miếng vải đan nhiều màu truớc ngực, một sợi dây to bản màu hồng đeo quàng qua cổ thòng xuống hai vai, quai của túi đựng tiền to như cái cặp táp, cổ quấn một chiếc khăn xám và đầu đội chiếc mũ nỉ. Màu sắc hòa hợp, gọn ghẽ lịch sự, nhã nhặn nhưng vẫn có màu của sức sống. Sinh nghĩ ông này nhìn như nguời mẫu của Gorgio Amani hay United color of Beneton. Vận yêu nhãn nhìn, thì ra đây là nam Cực tiên ông mang tiên tửu xuống Bắc Hà chờ mùa hoa mơ rừng nở.

Nam Cực Tiên Ông

Một bà bán bộ da trăn rất to, nhiều nguời hỏi mua lẻ nhưng bà chỉ bán nguyên bộ, bà nói cả đời bà mới bắt đuợc một con như vậy, không thể bán rẻ mà cũng không muốn xẻ ra. Gần đó là gian hàng bán thuốc lào, thuốc lào đuợc bày đầy vun duới đất trong một nhà chòi nhỏ độ hai thuớc vuông đằng truớc gác mấy điếu cày, một ngọn đèn dầu và ít đóm mồi để khách hút thử. Chợ bán cả cá sống, cá khô lạc luộc, cứ mỗi nguời một khay, một thúng, một thùng.

Đi quanh quẩn lại qua hàng ăn, nhìn mấy cô Hmong ngồi húp phở xì xụp mà phát thèm (thèm phở). "Phở bao nhiêu một bát thế bà?". Bán một bát đừng cho mì chính nhá." Sinh chọn chỗ ngồi ngay nồi phở, bà chủ đẩy một rổ rau, tòan húng lũi nhỏ li ti rất thơm. Bà chủ vừa nhợm tay định múc thìa mì chính sinh ngăn ngay :" Đừng" tay kia bà đã cầm gói gia vị Thái Lan hiệu knor rắc vào :" cái này ngon". Bát phở nhìn ngon lành thịt thà khá nhiều. Ummm mùi thơm thịt nuớng thì ra đây không phải phở bò mà là phở lợn. Kể cũng lại thịt luộc ăn riêng với cơm thì thái theo kiểu bò xào từng miếng nhỏ miếng thịt hơi quăn lại, trong khi đó thịt lợn trong phở thì thái từng miếng phẳng phiu. Thịt lợn không luộc mà đuợc nuớng truớc khi thái bỏ vào bát phở. Ngồi nhìn quanh, quán phở và vài quán lân lận bán cả thịt dê nuớng, lòng lợn ...


Phở Lợn

Xì xụp bát phở nóng

Ăn xong bát phở lợn, sinh lọ mọ trở ra khu gia súc. Cô bé cõng con vẫn còn đấy, cô bán đuợc con lợn muờng cắp nách. Nhìn nét mặt ngây thơ cô bé đang ngẩn ngơ nhìn theo nguời ta bỏ nó vào bao kêu ầm ĩ, không chờ đợi, sinh xoay máy click, click. Cô bé bỗng chảy nuớc mắt khóc sụt sùi, nguời đàn bà lớn tuổi nhìn cô với nét hiền từ hơi mỉm cuời có lẽ vì thấy tính trẻ con cô ta. Gạt nuớc mắt, con lợn này có thể là nguời bạn của cô bé từ lúc nó sơ sinh. Click, click. Đối với những cô bé này, con lợn đối với cô ta có thể quý như một nguời bạn hay có thể là đứa con của một nguời bạn, của con lợn nái cô ta nuôi từ bé, như con chó đối với ta. Đa số gia súc bán tại đây không phải từ những trại gia súc, như trại lợn, trại trâu bò hay ngay cả trại chó, mà là những gia súc thật sự, họ không phải những lái buôn mà chỉ ngồi bán để có thêm món lợi nhuận nhỏ chi tiêu. Tại khu bán trâu một cô bé tí ngồi giữa mấy con trâu to kềnh, cái ghế ngồi của cô là một con lừa bé nằm yên lặng. Click click. Màu sắc, văn hóa, truyền thống làm sinh say mê. Click, click, click.

Chuyện cô bé quàng khăn xanh

Ngày xửa ngày xưa tại một làng H-mong có một cô bé tuổi mười sáu trăng tròn, nhà nghèo và một phần vì tập tục nên cô lập gia đình sớm. Suốt ngày cô quanh quẩn trong nhà làm bạn cùng với bà lợn nái mà cô đem theo từ hồi cô lập gia đình và khi đó bà ta vẫn còn là một cô lợn sữa. Hai tháng truớc, cô có thêm sáu nguời bạn mới con của cô bạn sống chung. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, miếng đất mà gia đình chồng cô sinh sống đã bán lại cho triều đình vì bị trưng thu. Nhà nông như cô, đất nuôi sống họ mùa này sang mùa khác, tiền bồi thuờng tiêu một năm thì hết, gia đình túng thiếu cô đành lòng phải đem một đứa đi bán.

Cô đau lòng như đem đi bán một đứa con


Chú lợn đuợc cô nuôi khéo nên chắc nịch, cô bán đuợc ngay, một bà bán giúp cô bỏ chú lợn vào bao cho khách, chú kêu inh ỏi.


Ngẩn ngơ cô nhìn theo chú lợn bé thân yêu ra đi.

Bất giác hai hàng nuớc mắt cô rơi lã chã
Chỉ những nguời dân núi tại thôn quê mới hiểu nỗi buồn này họ xúm lại an ủi dỗ dành cô. Giọt nuớc mắt bồ tát, ngây thơ của cô đã độ nguời bạn của cô đến một chốn yên lành hơn .
Đi đến khu bán vật dụng linh tinh, vài cô thiếu nữ đi sắm những món trang sức, trang sức của họ là những hoa tai, những chiếc vòng lua tua bằng nhựa bắt chuợc hàng thủ công nguời Hmong, lòe lọet rẻ tiền màu neon, hàng Trung cộng. Một bà áp mặt vào miếng vải sa-tanh như để cảm thấy hết cái mát mịn của miếng vải. Hình như cả đời bà chưa hề cảm đuợc cái gì mát mịn hơn thế.


Lạc luộc đuợc bỏ trong một bao tải, sinh ghé hỏi giá bà bán lạc: "Ba nghìn ba (bát)", " Ăn ít thôi, bán hai nghìn". Thấy bà ta cũng đong gần năm bát:" Kỳ thế ba nghìn năm lon, hai nghìn cũng năm lon". Cô ta làm cử chỉ cho biết khác nhau ở chỗ đong vơi hay đong vun. Sinh đưa hột lạc trên tay ra chụp ảnh, một cô bé đang bám váy mẹ nhìn cuời khanh khách.


Những sọt cá khô, những thùng cá sống, những món ăn đơn giản như miếng bánh bột nuớng trên khay nhôm, hay những miếng đậu rán ròn mà vốn liếng gia sản chỉ có ngòai ít bột còn lại là cái lò, cái chảo đặt duới đất ngay giữa chốn qua lại.

Sinh thong thả đi từ từ ra phía ngòai, nếu muốn thử hết món ăn, làm quen những hàng quán, những nguời bán trâu, bán lợn chắc mất vài ngày. Anh Thành cho tôi biết nếu đi vào mùa xuân sẽ tận huởng những hoa mơ, hoa mận rừng nở ngút ngàn của cái đẹp đơn sơ hoang dã nhưng không thiếu vẻ hùnh vĩ của vùng Bắc Hà, đó chưa kể ruợu mơ, ruợu mận thơm ngon, say dịu của vùng này.


Ghé một quán gọi tách cà phê mà sinh đã nhớ sau nhiều ngày vắng nó. Thêm một miếng bánh "kẹp" sinh thong thả ngồi ngắm phong cảnh nguời qua lại của chợ chợ vùng núi, nhâm nhi cà phê. Không khí náo nhiệt nhưng yên bình. Anh huớng dẫn đến đưa tôi và một cặp vợ chồng trẻ Mã Lai vào một quán ăn, cơm chẳng có gì lạ gà xào ớt bị, rau cải xào và mấy miếng suờn chua ngọt. Đĩa nào đĩa nấy loang lóang mỡ. Ăn xong đi dạo môt chút đến giờ lên xe. Không khí trên xe thật ồn ào, anh chàng trẻ tuổi khoe:" Mới thử Thắng cố béo quá, ruợu San Lung mạnh thật." Ông khách lớn tuổi :" Tôi mới mua một "can" năm lít". " Mua quán đầu đuờng đấy à? Không biết có ruợu thật không, không khéo ruợu Trung Quốc.". " Tôi uống thử rồi cả châm lửa, họ bán bớt chút thôi chắc là thật." . Một ông chép miệng :" Tiện đi thì mua dăm lít về đãi bạn bè và biếu chứ chẳng nghiện gì; đi mua ruợu cũng vui, phần để nhớ thời bao cấp, lén lút đi đến đây mua ruợu lậu". Ngưng một chút :" Đuờng thì khó đi mất cả ngày, lại sợ bị bắt tịch thu và phạt tiền nữa.". Hai chú Ăng Lê đợi mãi mới thấy đến, thì ra hai anh ngồi trên ban công của một quán bia góc đuơ`ng. Hai anh nói xe cứ về, vui quá ở lại mai mới về.
Đuờng về còn vất vả hơn vì là chủ nhật, đông xe, khi qua mấy thành phố kẹt xe, gặp ít ra là hai tai nạn xe gắn máy dọc đuờng, tai nạn gây tai nan; một cô lái xe chở mấy thùng tổ bố luồn lách ngã ngay truớc mũi xe. Xe ghé vào một làng nhỏ anh huớng dẫn đưa khách vào xem một căn nhà chủ nhan để trống cho khách vào xem. Trong nhà có thùng nấu ruợu, có nia ngô đang gỡ hột, bên trong tối thui, hai ba đứa trẻ có lẽ con chủ nhà đang nghịch ngòai sân. Quanh căn nhà chất củi khô dựa theo vách dùng để suởi và nấu nuớng trong mùa đông. Trong nhà nhìn ra một dây phơi quần áo, cái váy màu sắc phơi xòe ra cùng với cái khung đen của phía bên trong nhà thành một bức ảnh màu sắc linh động . Đứng ngòai sân nhìn quanh sang hàng xóm thấy một dây phơi nhiều mảnh vải mầu có những băng vải đỏ; sinh hỏi một cô đang đi theo chiếc xe trâu trên đuờng :" Cô cho hỏi ấy miếng vải treo kia là gì thế cô?". Co ta không trả lời chỉ liếc về phía dây phơi, liếc sinh rồi đi. Hai mẹ con H-mong đi bộ gần đấy, cô nhỏ chạc 18, 19 nhìn sinh cuời rúc rích. Bà mẹ nói :" Họ phơi yếm đấy ông.". "Phew".

Anh huớng dẫn nhắc nhở lên xe, không quên dặn cho mấy đứa nhỏ ít tiền, bố mẹ đã để trống cho khách vào xem. Nhớ cái cảnh OK Salem Saigon thuở nào, sinh vốn không thích cho tiền con nít, mấy đứa bé độ bốn năm tuổi chưa biết dùng tiền tay cầm những đồng bạc năm trăm một ngàn của du khách, không biết có ai giữ hộ cho chúng không. Sinh lục trong ba lô mấy thỏi so co la cuối cùng, cô bé chúm chím cuời làm dáng cho sinh chụp ảnh. Nhớ đến hình ảnh tại phố Sapa cô nhỏ sắc tộc chừng ba bốn tuổi, hễ ai dơ ống kính lên là cô bé một tay bịt mặt một tay đưa một ngón tay lên không, chẳng phải thiên thuợng địa hạ duy ngã độc tôn mà là "one dollar". Sinh mỉm cuời một mình.

Cuối cùng xe cũng đến Lào Cai, gọi mãi không thấy tăm hơi anh Thành đâu. Sinh đi lang thang định bụng không gặp anh Thành thì tìm chỗ ngủ lại mai đi chuyến xe sáng về Hà Nội. Lang thanh nhìn thấy bảng "Sunrise travel agency" văn phòng đóng cửa một anh trạc năm muơi đang ngồi thu xếp sửa sọan về. Sinh gõ cửa, ông ta nói anh Thành đi từ sáng, ông ta gọi hộ. Chừng muơi lăm phút anh Thành mới trả lời :" Em ngủ quên, ông kia khoe gà đá rốt cuộc chẳng có con nào, uống ruợu say mèm, để quên phone, em chạy ra ngay.". Đến nơi cả ba ra quán ăn, tôi để anh Thành đề nghị. Canh chua, cá suối Sapa chiên dòn, ốc sào chuối xanh và một đĩa rau muống xào. Món ốc nhìn hơi đen và nhơn nhớt không đẹp mắt lắm nhưng ăn thật ngon, ốc ròn thơm ăn kèm với chuốt chát xào, đĩa cho rất nhiều ốc không phải loe nghoe mấy con. Cá suối bé bằng ngón tay chiên ròn cũng ngon, có điều mải ăn ốc cá ăn sau hơi mềm.


Ăn xong ra ga Lào Cai, ngồi uống trà với anh Thành :" Còn chè tuơi không ?" " Hết rồi cậu, uống chè khô nhé", anh Thành cảm ơn qua sạp gần đó :" Còn cậu, ngồi đi tôi pha". Bà cụ tỉnh bơ mở hộp trà ra pha, anh Thành bực mình :" Trà này trà khô mà, cụ biết tôi hỏi gì mà, trà này khác gì trà trong ấm của cụ" . "Giờ này làm gì còn" Anh Thành bực mình lầu bầu:" buôn với bán". Anh kể tôi những đặc sản và phong cảnh vùng Cao nguyên, chè xanh, ruợu San Lùng, ruợu mơ ruợu mâ.n. rừng mơ, ruộng bậc thang mùa hạ xanh muớt hoặc chín vàng , xôi ba màu (xôi đuợc nhuộm bằng một cây đặc biệt dùng ba màu của lá, thân và hoa để nhuộm.). Muộn giờ anh Thành chạy vào ga lấy vé và đưa tôi ra tận toa tàu. Cảm ơn về sự chu đáo và sốt sắng của anh Thành chúc công việc anh phát đạt.

Lên tàu, cạnh giuờng tôi là một cặp vợ chồng và một đứa bé gái. Anh chồng khá cao lớn mă/.c sơ mi trắng là phẳng tuơm tất, chân đi vớ trắng cao đến bắp chân, duới giuờng là đôi giầy đen bóng lóang. Cô vợ mặc chiếc quần tây đen áo trắng, đầu cài tóc bằng chiếc vòng đen, cô đẹp hơi nghiêm nghị sắc sảo. Cô con gái độ năm tuổi, mặc bộ váy trắng ngoan ngõan ngồi trên giuờng chơi một mình. Tàu gần rời ga, anh chồng nắm tay vợ dăn dò rồi mang giày đi ra ngòai, anh chồng ở lại.

" Mẹ ơi, khi nào đến nơi?". " Ngủ đi, giậy là đến nơi". "Mẹ ơi bà có thuơng con không ?". " Thuơng, đi ngủ đi đừng nói chuyện để nguời khác ngủ" . " Mẹ ơi con có chào ông này đi ngủ không ?". Sinh quay mặt ra nheo mắt :" Chào cháu ngủ ngon". Bà mẹ buông tóc ra sửa sọan đi ngủ nhìn khá đẹp :" Cảm ơn ông, con chào bác rồi ngủ đi nói lắm". Cô bé con: "Chào bác" Sinh chào rồi quay vào trong. "Mẹ ơi tối có "nạnh" không?". :" không đâu con, con ngủ phía trong, mẹ ôm con, con không phải "nạnh", "lạnh", con nói lại đi. "Lạnh" đúng không mẹ".

Xe đến ga Hà Nội còn tối, sinh đi bộ ra ngòai uống cốc chè nóng. "Ăn gì không ông ?" . Dạ không, cho xin cốc chè nóng". Trời sáng bà hàng nuớc gọi hô Sinh xe taxi Mai Linh (bà nói phải Mai Linh mới tốt), còn mở cửa xe cẩn thận. Sạp kê nhô ra đuờng, còn sớm nhưng đã đông gấp đôi những quán bên cạnh, bà chủ nói với ông khách quen " Ông này (sinh) mở hàng có cốc nuớc chè mà đắt hàng quá". Sinh mỉm cuời, bà chủ đâu biết sinh đã phá lệ dùng chút yêu thuật giúp bà.

Củi khô chất quanh nhà để dành đốt và tránh gió lùa





Người sửa: sư vuơng - 24/05/2010 lúc 7:44pm
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/05/2010 lúc 7:59am
Bác Kiên quả là có tài chụp ảnh, ảnh nào cũng đẹp và rất có thần khí.
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
hailee85 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 18/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 241
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/05/2010 lúc 8:07am
Quá tuyệtClapClapClapClapClap
Quay lên trên
gabeo Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 21/04/2010
Khu vực: hai phong
Tình trạng: Offline
Điểm: 53
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 29/05/2010 lúc 10:04pm
ui được bác này làm bài hay quá làm mình lại nhớ quê hương  quá
ai thích đi du lịch sapa hay bác hà và bất cứ chỗ nào lào cai hay hà khẩu trung quốc thì có thể liên hệ mình cho đỡ tốn kém
ko phải mình lấy dịch vụ gì đâu mà nhà mình ở thành phố lào cai thì giao lưu tý
mùa hè đến rồi du lịch sapa là đẹp nhất Tongue có gì cứ gọi cho mình luôn sẵn sàng giúp đỡ
Quay lên trên
cacanhhg Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: Lao Cai, Viet N
Tình trạng: Offline
Điểm: 458
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 03/08/2010 lúc 12:28am
[QUOTE=gabeo]ui được bác này làm bài hay quá làm mình lại nhớ quê hương  quá
ai thích đi du lịch sapa hay bác hà và bất cứ chỗ nào lào cai hay hà khẩu trung quốc thì có thể liên hệ mình cho đỡ tốn kém
ko phải mình lấy dịch vụ gì đâu mà nhà mình ở thành phố lào cai thì giao lưu tý
mùa hè đến rồi du lịch sapa là đẹp nhất Tongue có gì cứ gọi cho mình luôn sẵn sàng giúp đ
??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????LOLLOLLOL
0915454000
Quay lên trên
ngocsaker Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/04/2010
Khu vực: Sơn La
Tình trạng: Offline
Điểm: 432
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 03/08/2010 lúc 6:28am
đẹp wa, khi nao co money phai lên làm bi thuốc lào mới dc.keke
**_Đàn bà là Phù du
Thày U là vĩnh cửu_**
Quay lên trên
Gà vỡ Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 23/10/2009
Tình trạng: Offline
Điểm: 75
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 07/09/2010 lúc 9:47pm
"Sinh mỉm cuời, bà chủ đâu biết sinh đã phá lệ dùng chút yêu thuật giúp bà."
  Cái món yêu thuật này là món gì thế chú Sư Vương ơi, cháu cũng thich môn này lắm.
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.156 giây.