Khóa chủ đềlễ hội làng tôi đôn thư-kim thư-thanh oai-hà nội

 Phúc đáp Phúc đáp
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
chaomaohanoi Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 18/05/2012
Khu vực: hải phòng
Tình trạng: Offline
Điểm: 736
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: lễ hội làng tôi đôn thư-kim thư-thanh oai-hà nội
    Ngày đăng: 31/05/2012 lúc 12:01am
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZmlTp_gpQYI
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=s3Tc_A0hhKw
 bài viết này lấy từ trang wep của làng tôi ae cùng xem 
Chào tạm biệt xóm 7, bây giờ mời bạn đến thăm xóm 3, "thủ phủ" của vòng con. Nếu bạn là người quen sống gọn gàng, ngăn nắp, hẳn sẽ thấy bề bộn con mắt lắm. Chắc ở nhà người làm vòng cái, bạn đã có cảm giác này rồi. Giờ ở nhà người làm vòng con, cảm giác ấy có lẽ càng rõ hơn. Vì ngoài đống vòng đã vót, đã chẻ phơi ngoài sân, còn nứa nguyên liệu để ngổn ngang, lại còn đống tướp vòng ngồn ngộn chắn lối đi... Muốn vào nhà, bạn đừng ngần ngại, chịu khó tạm để đôi giày cao gót hàng hiệu mới mua ngoài sân, nhón chân bước qua  những thứ ấy. Kẻo vô tình dẫm phải một cái mấu hay mẩu nứa nhỏ vương vãi, có khi vừa hỏng giày, vừa té, bẩn cả chiếc áo đúng mốt, chiếc quần jin Mĩ màu lam, bộ trang phục đang tôn thêm vẻ đẹp hình thể chuẩn như người mẫu của bạn, thì oan gia. Nhưng xin bạn đừng phàn nàn nhé, nhà làm nghề mà. Giống kiểu người làm nghề vẽ thì nhà đầy những mực, những phẩm, những sơn, những giấy, những khung...ấy...
http://1.bp.blogspot.com/-VXbHOrXxJxQ/Tz96LWECavI/AAAAAAAADXE/woFhk2qJo8s/s1600/che+vong+non.JPG -
...người gọn gàng...hẳn sẽ thấy bề bộn con mắt lắm...
Như đã nói ở trên, vòng con làm bằng nứa, là loại nguyên liệu của rừng, nên người làm vòng con phải mua nứa. Hoặc muốn đỡ tiền mua thì phải lên rừng khai thác (hồi những năm 80 trở về trước). Việc này cũng có cái vất vả riêng. Trước đây, để có nứa làm vòng, người ta phải đi rất xa, cơm hàng cháo chợ, có khi hàng tháng trời mới mang được nứa về. Bây giờ thì thuận tiện hơn, người bán nứa nhiều khi mang đến phục vụ tận nơi. Thế là lại hình thành những cái chợ nứa nho nhỏ, rộn lên một lúc mỗi buổi chiều. Người làm nghề chỉ việc mang nứa về, pha vòng, vót vòng, tương tự như người làm vòng cái. Chỉ khác là công việc có phần nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, nhưng lại có phần tỉ mỉ hơn, tinh vi hơn. 
http://3.bp.blogspot.com/-FxdLQCjxVFE/ToXUbGimfSI/AAAAAAAABjo/_doWE6dkUXA/s1600/vong+nuc+non.JPG -
...Các cụ già...vừa làm vừa chơi...cũng kiếm tiền tốt..
Đấy là nói ở góc độ người làm nghề, thâm niên mấy chục năm, trình độ cao chót vót. Còn với kẻ ngoại đạo như tôi và bạn thì cứ gọi là "lác mắt", nhanh nhanh lên mà "nghiêng mình kính cẩn". Vì nó cũng đòi hỏi sự khéo léo mang tính nghệ thuật, chứ không phải chuyện chơi. Vót vòng thì hai tay phải phối hợp nhịp nhàng sao đó, để cho sợi vòng đạt tiêu chuẩn tròn hơn cả hình tròn, nhẵn lì trên cả nhẵn lì, mới mong đáp ứng được yêu cầu của người làm nón đẹp. Sợi vòng tròn chỉ to hơn loại tăm tre nhọn hai đầu một ít. Dao lia không cẩn thận, bập sâu chút xíu là sợi vòng đi tong, thành đồ phế phẩm ngay. Bạn chưa học lí thuyết, đừng tưởng đơn giản mà cố thử làm. Không khéo thì lưỡi dao sắc như nước, sẽ dễ dàng làm bật máu hồng nơi bàn tay ngà ngọc của bạn hoặc làm hỏng cả sợi vòng. Khá hơn thì vót được, nhưng sợi vòng thành phẩm, thử khoanh lại mà xem, nó thành cái hình gì gì ấy, chứ không phải hình tròn. Nhìn cái hình thù lạ lùng ấy, bạn cứ hồn nhiên cười ngặt, cười nghẹo, tiếng cười ấm áp, trong trẻo, dễ thương làm sao!...
http://2.bp.blogspot.com/-obZF8haZ-pk/Tz97wShP8zI/AAAAAAAADXU/S1Zo5e79jcU/s1600/che+vong.JPG -
...cố gắng sao cho đều, đừng có sợi mỏng, sợi dày...
 Vì vậy, người vót vòng cũng phải dùng đến cái "đê" nhưng vết khứa nhỏ hơn cái "đê" của người làm vòng cái. Còn chẻ vòng thì phải cố gắng sao cho đều, đừng có sợi mỏng, sợi dày, đầu to, đầu nhỏ, người mua có quyền chê mà người bán không nói lại được đâu. Loại vòng này, chỉ có đưa vào bếp...Cho nên, có bí quyết gì thì "lớp cha trước, lớp con sau", người làm vòng con truyền cho nhau ngay từ lúc còn bé tí, mới tập tọng học nghề. Vì vậy, ở làng Đôn Thư, già, trẻ, gái, trai, “nam phụ lão ấu” đều làm nghề tốt. Các cháu bé độ 7 – 8 tuổi đã vót vòng nhoay nhoáy. Có cụ già 70 – 80 vẫn pha vòng choang choác, điếu cày vẫn rít giòn tan, sảng khoái mỗi lúc ngừng tay dao… Chẳng thế mà, người làng Tràng Xuân, dù giỏi hơn các nơi khác, cũng chỉ làm vòng cái bằng nứa?...
http://1.bp.blogspot.com/-ZAFzgm7lIEc/Tz993fUJvXI/AAAAAAAADXc/rczV8lg1wn8/s1600/chia+vong.JPG -
...còn phải đếm vòng thành từng "cữ"...
Vót vòng, chẻ vòng chưa phải là công đoạn cuối. Khi sợi vòng "tròn" đã tròn, nhẵn rồi, sợi vòng "chẻ" đã đều rồi, người làm vòng vẫn chưa hài lòng. Họ còn phải xát vòng, bằng cách ngồi trên ghế cao, dùng hai chân chà đi, chà lại một bó vòng, khiến cho sợi nào, sợi nấy không còn mảy may một chút lươm tươm, dù chỉ tí xíu. Bây giờ thì, những người lao động thông minh làng Đôn Thư đã sáng chế ra chiếc máy xát vòng, làm thay sức người rất có hiệu quả rồi… Và sau khi xát xong, người làm vòng con cũng phải uốn vòng như làm vòng cái. Chỉ khác là không phải "giáp vòng" mà chỉ cần làm cho sợi vòng cong cong. Để khi người làm nón "bứt vòng", khoanh lại, ướm vào khuôn nón, sợi vòng đã tròn vành vạnh. Chưa xong đâu. Để đến tay người làm nón, họ còn phải đếm vòng thành từng "cữ", mỗi "cữ" khoảng từ 25 đến 30 "cỗ" (số lượng vòng con đủ cho một cái nón). Lúc này, nghệ nhân vòng mới yên tâm, là vòng đã đủ tiêu chuẩn mang đi chợ bán được rồi. Hoặc có khách xa đến mua thì bình tĩnh, thong thả mà xuất hàng. Công việc tỉ mỉ như vậy đấy. Nếu bạn là người hay nóng vội, hay sốt ruột, chắc chẳng yêu được cái nghề này. Nhưng tôi dám chắc cả mười phần rằng, nữ tính, thông minh và ham hiểu biết như bạn, muốn theo nghề, học thạo việc là mê nghề, giỏi nghề ngay thôi mà...
http://1.bp.blogspot.com/-Q-L_RA57_JY/Tz9-79a8unI/AAAAAAAADXs/L0ZJHBLYiZk/s1600/bong+tuop.JPG -
...lãi, lòng mặt, bọng, tướp...
Đến làng Đôn Thư, bạn sẽ được nghe rất nhiều từ mới của làng nghề, có tra từ điển suốt ngày cũng chẳng ra. Bạn chuẩn bị giấy bút mà ghi, có thể bổ sung  vào vốn ngôn ngữ của bạn nhiều điều hay đấy. Chẳng hạn, cây tre cụt ngọn người ta gọi là cây tre "bường" (liên quan đến sự tích "ông Cộc, ông Dài), cái "đê" gọi là cái "mũ tay", người con trai nhanh nhẹn, xốc vác được ví như "con dao pha". Rồi những là: đi tre, đi nứa, lãi, lòng mặt, bọng, tướp, chuồng mấu, cữ, cỗ...v.v.
http://1.bp.blogspot.com/-XfS-ECL7GlA/Tz9ysUyQk6I/AAAAAAAADW8/YXBHJCAwqPI/s1600/xom+3+don+thu+kim+thu.JPG -
...Và từ này thì đố bạn nghĩa là gì: "đi ngồi"?. Sao lại thế? Nghề làm vòng nón không "đi đứng" được hay sao mà phải "đi ngồi"? Mà "đi ngồi" thì chắc chẳng đi xa được đâu nhỉ? Còn vừa "đi" vừa "ngồi", thì đến thánh cũng phải chào thua! Nếu bạn hiểu "đi ngồi" trong trường nghĩa với "đi đứng" như vậy, sẽ "hoàn toàn không chính xác", theo cách nói của những người "em - si" ở một số chương trình truyền hình, có thể bạn đã biết. Xin "bật mí" cắt nghĩa từ "đi ngồi" để bạn khỏi sốt ruột nhé! Ở Đôn Thư, tính tập thể, cộng đồng rất cao. Vì toàn "trong họ ngoài làng", "phi nội tắc ngoại" cả. Cho nên, người ta đến chơi thăm nhau, nhiều khi mang theo cả công việc, vừa làm vừa trò chuyện, hỏi han nhau, cứ râm ran cả lên, vui như tết, tận dụng thời gian không phải "một công đôi việc" mà là "một công đa việc" ấy chứ. Hoặc giả, những người hàng xóm, mang việc sang nhà nhau, vừa làm vừa xem ti vi, bình luận, tán chuyện rôm rả. Thôi thì đủ thứ, "dưa lê, dưa hấu", trên trời, dưới đất, nước ngoài, nước trong...hay lắm. Lúc hăng lên lại còn thách đố, thi tài làm nhanh, làm khéo với nhau. Thật là hữu ích, vừa vui  lại vừa được việc, "miệng nói tay làm" mà. Vì thế, vào nhà của người làm vòng Đôn Thư, có thể bạn sẽ được xem những màn trình diễn nghệ thuật miễn phí, rất sinh động, hấp dẫn, với đủ cả vũ đạo, âm thanh, ngôn ngữ đa dạng. Đặc thù của nghề vòng nón có thể khiến người lao động "vừa làm vừa chơi", vừa biểu diễn nghệ thuật như vậy. Lại nữa: Nhiều cháu học sinh ngày trước, nhà nghèo, có khi vừa vót vòng, làm nón vừa học. 
http://3.bp.blogspot.com/-K7Vg5XxZ1Jg/Tz9-U1qjXdI/AAAAAAAADXk/k9udUnI6bK0/s1600/tre+em+cung+lam+vong.JPG -
Màn trình diễn nghệ thuật miễn phí...rất sinh động.....
Các cháu ấy, "thuở còn thơ ngày "một" buổi đến trường", thời gian còn lại, ở nhà cũng phải "vừa làm vừa học" theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. Thế mà khối cháu thành đạt, trưởng thành làm ông nọ, bà kia đấy. Khi các thao tác nghề đã trở thành kĩ năng, kĩ xảo thì đó là chuyện bình thường. Và dân Đôn Thư gọi "đi ngồi" là vậy. Do đó, có một thực tế là, nhiều cụ già có con trưởng thành, giàu sang, sung sướng, định cư ở thành phố, đón cha mẹ ra để phụng dưỡng, báo hiếu, được vài ngày đã sốt sồn sột, nằng nặc đòi về quê. Vì " ở "tỉnh", hàng ngày, con cháu đi làm, đi học hết, nó nhốt mình trong nhà, tù cẳng, thui thủi một mình, chứ sung sướng cái nỗi gì. Ở nhà còn có họ hàng, làng xóm, ra vào, câu chuyện, câu trò chia sẻ vui, buồn, sướng, khổ, tắt lửa tối đèn có nhau". Thế mới biết, trong cuộc sống, nhiều khi nhu cầu tinh thần, tình cảm cộng đồng còn quan trọng hơn cả những thứ của cải, vật chất cao sang!…  
http://3.bp.blogspot.com/-DrIdGAz7A2Q/Tz96ymRL9eI/AAAAAAAADXM/-JMfJ58T0Go/s1600/phien+ch%E1%BB%A3+b%C3%A1n+v%C3%B2ng+n%C3%B3n.JPG -
...Mỗi tháng sáu phiên - tiền lợi nhuận...
Cũng do đặc thù công việc, mà có người cho rằng, nghề vòng nón quá nhàn nhã, "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu", "ngồi mát ăn bát vàng". Thế cho nên, ở Đôn Thư, vẫn truyền tụng câu thành ngữ dân gian "thứ nhất làm quan, thứ nhì nan nón". Thì ra, trong quan niệm của người Đôn Thư từ xưa, nghề vòng nón chỉ thua quan một chút thôi mà. Thật tự hào, kiêu hãnh, rất tự tin và chứa chan chất lãng mạn!... Nhân đây, xin phép tác giả và người giữ bản quyền, mời bạn thưởng thức 2 bài thơ sau, để cùng hòa chung niềm vui và niềm tự hào giản dị nhưng sâu sắc của những nhà thơ cao niên, những người dân làng nghề Đôn Thư, thắm thiết với quê hương, với "nghề quí" của làng:             
Bài 1: NGHỀ VÒNG NÓN ĐÔN THƯ (2)
Thời xưa có nói "Nhất làm quan..."
Đứng thứ nhì là "Nghệ nón, nan" (3)
Mỗi tháng: sáu phiên - tiền lợi nhuận,
Mươi ngày: hai bữa - tiệc liên hoan.
Gạo ngon hàng yến, đong đầy tải
Thịt béo từng cân, xách nặng làn.
Nghề quí đời đời truyền để lại...
Nhà nhà hưởng lộc được thanh nhàn.
Chí Thịnh PHẠM VŨ QUÍ
Bài 2:  QUÊ HƯƠNG
Bên dòng sông Đáy, ven đê
Chợ Chiều nghiêng nón đi về có nhau
Thủy chung, nhân hậu bền lâu
Đôn Thư ta đó - thấm sâu lòng người...
Tha hương từ thuở thiếu thời,
Yêu quê, tôi nhớ từng lời báo đăng:
"Làng khoa bảng, đất danh nhân..."
Sáng ngời tâm trí, càng tăng tinh thần:
Trung với Đảng, hiếu với dân,
Ân tình - xin gửi mấy vần thơ xuân...
                                                Xuân Tân Tị - 2002
                                                     Việt Thanh PHẠM VŨ LỘC
 Đến đây, chắc bạn đã hiểu và có thể tự điền thêm vào dấu chấm lửng hai chữ "NAN NÓN", cho hoàn chỉnh câu thành ngữ viết dở đặt làm nhan đề tác phẩm. Bạn đang hí hoáy, cẩn thận dùng bút mực đỏ, tô đậm dòng chữ "THỨ NHẤT LÀM QUAN, THỨ NHÌ NAN NÓN" bằng thứ chữ in hoa rõ ràng và nắn nót chép hai bài thơ vào sổ tay văn học, nét chữ con gái nghiêng nghiêng, tròn trĩnh, chân phương, mềm mại...đẹp quá! Đúng là "nét chữ nết người"!... 
http://1.bp.blogspot.com/-XfS-ECL7GlA/Tz9ysUyQk6I/AAAAAAAADW8/YXBHJCAwqPI/s1600/xom+3+don+thu+kim+thu.JPG -
Có một số nhà giàu lên nhờ vòng.....
Không rõ ai là người mang nghề vòng, nghề nón về làng Đôn Thư và nghề này có từ bao giờ. Làng Đôn Thư bây giờ, theo cơ chế mới, cũng có sự chuyển đổi tư duy nghề nghiệp. Nhưng đối với nhiều người dân, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, nghề vòng vẫn là "một phần tất yếu của cuộc sống", "ăn vòng, ngủ vòng", sống chết có nhau. Ở Đôn Thư, ruộng đất ít, nghề nông èo uột, ngày xưa không có nghề vòng nón thì "tháng ba, ngày tám" có mà "treo niêu". Ai quan niệm thế nào, tôi không biết, riêng tôi cứ nghĩ đơn giản, là nghề vòng, nghề nón đã có lúc giúp cho dân làng hạn chế được cái đói những khi đất nước còn khó khăn. Và sự thực nhãn tiền: ở làng Đôn Thư, có một số nhà giàu lên nhờ vòng. Họ làm được nhà cao tầng, mua sắm được nhiều thứ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, phục vụ cuộc sống hiện đại, nuôi con ăn học, trưởng thành đâu ra đấy. Hay bình thường hàng ngày, tôi thấy có những cụ già, em nhỏ, tận dụng những thứ đáng lẽ bỏ đi, như tướp vòng, bụng nứa ...làm thành những sản phẩm, nhiều khi rất có tác dụng trong cuộc sống đời thường, bán ra thị trường, cũng kiếm tiền tốt. Chẳng hạn, có cụ ông tám mươi, chín mươi tuổi, vẫn thu gom tướp vòng tre, buộc chổi, một loại chổi đặc biệt, chỉ làng Đôn Thư mới có. Loại chổi này mà quét lá, quét tướp, quét thóc, quét rơm, quét ruông ... lúc mùa màng, gặt hái, cả lúc không mùa màng gặt hái, nói chung là "quét tước", thì không loại nào sánh bằng, năm - bờ - oăn là cái chắc...Hay các cụ bà, sức khỏe đã hạn chế nhiều, các em nhỏ tranh thủ những lúc nghỉ học, lấy bụng nứa (bọng) chẻ vòng nức (dùng để cạp nón). Những việc làm đó, vừa phù hợp với lứa tuổi, lại vừa có thêm thu nhập kha khá, giúp họ gây quĩ riêng, vừa giúp thêm cho con cháu vừa phục vụ thiết thực cho cuộc sống của cá nhân hoặc làm những việc có ích cho gia đình và xã hội...
http://1.bp.blogspot.com/-VtzCfxpIPCQ/Tz-ABdSasjI/AAAAAAAADX0/91Uge2bl8cA/s1600/song+day+que+toi.JPG -
Đôn Thư ta đó - thấm sâu lòng người.
Cho nên, là dân Đôn Thư, tôi cảm thấy rất vui sướng, tự hào, kiêu hãnh vì quê hương mình có những nghề mang tính nghệ thuật đặc sắc, đặc trưng, "sánh vai" với các "cường làng nghề" trong cả nước. Đó là thứ "nghề quí đời đời truyền để lại...nhà nhà hưởng lộc được thanh nhàn". Có lẽ, khi đã được mắt thấy tai nghe những điều đặc biệt thú vị về nghề truyền thống của quê hương tôi, bạn cũng muốn được chia sẻ cùng tôi cảm xúc ấy. Tôi đã thấy thoáng hiện trên gương mặt thanh tú, rạng ngời của bạn, nụ cười tươi rói và ánh mắt hân hoan...
Đôn Thư, tháng 9 - 2011
Quay lên trên
chaomaohanoi Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 18/05/2012
Khu vực: hải phòng
Tình trạng: Offline
Điểm: 736
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 31/05/2012 lúc 12:04am
Tôi cũng có lần phải nhờ ông cậu, là thợ chặt tre dày dạn kinh nghiệm, hạ thủ hộ một cây tre giữa búi. Chả là, tôi cần dùng cây tre thẳng và dài, để làm anten vô tuyến; chuẩn bị đón xem các trận đấu siêu kinh điển, mang tính chất kì phùng địch thủ giữa các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu, là những đối thủ truyền kiếp, trong khuôn khổ cúp các đội vô địch các quốc gia châu Âu; và các trận đấu đỉnh cao giữa các cường quốc bóng đá thế giới, tập hợp trong giải wolcup, 4 năm mới có một lần; sẽ được tường thuật trực tiếp trên các kênh sóng của đài truyền hình Việt Nam. Lại còn các giải ngoại hạng của các nền bóng đá lâu đời, đặc sắc như Anh, Tây Ban Nha, Italia, Đức...nữa chứ.  Bởi, tôi vốn là đệ tử trung thành của "túc cầu giáo", rất say mê môn thể thao vua, thường đắm chìm vào những màn trình diễn nghệ thuật như làm xiếc với trái banh da của những nghệ sĩ sân cỏ. Phải tính cách đưa anten lên, vượt qua tầm cao của những nhà tầng xung quanh. Vì không biết có phải là "con gà tức nhau tiếng gáy" hay không, mà dân tình trong làng đua nhau "xây cho nhà cao, cao mãi", chắn hết cả đường truyền sóng vô tuyến. Thế là, chỉ còn cách dùng cây tre dài. May mà nhà ông chú hàng xóm còn có một cái ao, mà bờ ao là một "bờ tre xanh". Con trai lớn của chú, ngay từ những ngày đầu xuân mới, với kế hoạch làm ăn lớn, đã hạ "quyết tâm mở rộng vườn ao, đưa kinh tế gia đình tiến lên cùng đất nước" (trích câu đối của Lê Liêm), nhưng vẫn giữ lại "bờ tre xanh" đó. Và tôi cũng được "hưởng lợi" từ việc này. 
http://2.bp.blogspot.com/-65fGXZtjfIk/TzI2V8JM_wI/AAAAAAAADL4/UXlVSxGXgPk/s1600/kinh+te+ao+vuon.JPG -
...hướng tầm mắt về phía bờ tre ấy...
Cứ chiều chiều, đứng trên lầu, tôi lại hướng tầm mắt về phía bờ tre ấy, để tưởng vọng lũy tre nhà tôi, giờ chỉ còn trong kí ức xa xăm. Và khi cần dùng đến tre thì sang đó cũng tiện, như lần này chẳng hạn. Ác nỗi, loại tre đạt tiêu chuẩn thường hay đứng giữa búi. Sang bên ông chú, ngắm mãi mới tìm được anh tre ưng ý. Tưởng khó chiêu được anh ấy về làm bạn. Ai dè, chỉ một loáng, chưa hút xong điếu thuốc, anh tre dài thườn thượt đã nằm thẳng cẳng, chịu đầu hàng. Ông cậu cứ nhất định đòi về ngay, mời thế nào cũng không ở lại ăn cơm, vì "chặt giúp cháu cây tre có đáng kể gì"...
http://1.bp.blogspot.com/-8SVTsp_1hyo/TzDQgr_Rw6I/AAAAAAAADLI/mz1MZgtL2ms/s1600/s.jpeg -
...hạ thủ hộ một cây tre giữa búi...

Thợ chặt tre thành thạo như vậy, nên nhiều khi họ còn được chiêu mộ chặt thuê, có lúc đi xa đến hàng 15, 20 cây số. Thế là cả nhóm lại tay dao, tay cưa lên đường. "Buôn có bạn, bán có phường". Bạn đừng tưởng chỉ buôn bán mới có phường, có bạn đâu, chặt tre cũng có phường đấy. Đến Đôn Thư, bạn có nghe nói đến từ " phường tre", thì cũng đừng ngạc nhiên. Vì những người thợ chặt tre đã tập hợp thành từng nhóm, làm việc có tổ chức và rất hiệu quả. Mỗi khi "đánh" được "quả" nào tươm tươm, họ lại có đồng ra, đồng vào rủng rỉnh, thêm chút tiền, làm cốc bia, cút rượu cho đời thêm tươi. Hay đưa vợ mua thêm con cá, bìa đậu, mấy lạng thịt bò, khoanh giò lụa..., dồi dào thêm cái gắp trong bữa cơm tối. Có lúc cao hứng, cả phường lại tập trung, ngả con chó khoảng dăm, mười cân ra đánh chén theo phương thức "RTC" rất rôm rả.
http://2.bp.blogspot.com/-T1PquUBK0oo/TzCPYH8oy7I/AAAAAAAADKI/StTZfPBrHtU/s1600/Chia+tre.jpeg -
"Buôn có bạn, bán có phường"...

Tôi chưa được dự liên hoan với phường tre nên cũng không biết món thịt chó, họ chế biến như thế nào. Chỉ nghe nói, thứ đặc sản khoái khẩu của người Việt đó, dưới bàn tay khéo léo của những đầu bếp phường tre cũng lành nghề như  thợ chặt tre, được nâng cấp thành loại “đặc sản của đặc sản” mang nhãn hiệu riêng “thịt chó phường tre”…
http://2.bp.blogspot.com/-VJux5brH96Q/TzCRA_AoPHI/AAAAAAAADKQ/OfiwumjnIAY/s1600/thi+cho+phuong+tre.jpg -
...nhãn hiệu riêng “thịt chó phường tre”…
 Rồi sau những bữa nhậu vui vẻ, bao nhiêu kế hoạch làm ăn, kinh nghiệm sống…được mọi người trao đổi cởi mở, thân thiện. Thật đoàn kết, gắn bó, đậm chất "tình làng nghĩa xóm". Tôi cứ bụng bảo dạ là, hôm nào phải năn nỉ ông cậu cho dự ké liên hoan, không phải chỉ để thưởng thức món “đặc sản của đặc sản”, món nhậu thường tôi vẫn “mê li”, mà còn để hưởng cái không khí vui thân, chan hòa  của phường tre quê tôi...
http://2.bp.blogspot.com/-f_Nm_qp_yOc/ToXZjqoOagI/AAAAAAAABj0/rPSGHqmH9Z8/s1600/cong+nong+tre.JPG -
Lại còn công đoạn mang tre về nữa chứ...
Lại còn công đoạn mang tre về nữa chứ. Vất vả lắm. Ngày trước toàn phải gánh. Người ta cưa tre thành từng đoạn bằng kích thước sợi vòng cái, buộc tre theo hình chữ A, rồi gánh bộ về, có khi đi tới hàng chục cây số. Thế mà, có người gánh được tới 3 - 4 cây. Khỏe thật! Bây giờ thì cách đưa tre về nhà đa dạng lắm. Có thể bằng xe có động cơ như công nông, xe máy. Có thể bằng xe thô sơ như xe thồ, xe ba gác...Nhưng dù bằng phương tiện gì thì tôi (vốn không phải dân lao động chân tay xốc vác), cũng phải ngả mũ kính chào. Ôi mẹ ơi! Sao người ta giỏi thế! Xe công nông thì cứ gọi là đầy lắp lu, chiều cao có dễ đến hàng 2 mét có dư, còn chiều dài thì kín hết cả, chẳng thấy xe đâu, cứ tưởng là đống tre to di động. Thế mà, nhiều khi lại phải đi đường đê khấp khểnh, đầy những thứ ổ trâu, ổ gà, lại lên dốc, xuống dốc liên tục. Có lần, tôi phát sợ mà hỏi anh lái "không sợ lật xe à?". Anh cười rất tươi bảo: "Chỉ cần xếp cân và gọn một tí là có thể đi đến tận trời được"... Lại còn anh xe máy, xe đạp cũng tài chứ. Tre cũng được cưa bằng kích thước sợi vòng cái, rồi buộc ngang sau yên xe. Đường thì đông như mắc cửi, hỗn độn đủ các kiểu xe, kiểu người. Giao thông, đường sá Việt Nam, bạn còn lạ gì. Chủ xe lại tặc lưỡi "chở cho bõ công", nên chất lên xe nhiều tre lắm, vài tạ là ít. Thế mà, xe cứ luồn lách như rắn lượn, đưa tre về nhà, theo cách bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Hỏi bí quyết thì người chở tre cũng cười khì khì, y như anh lái công nông rằng "cứ buộc cân là xong tuốt"...
http://2.bp.blogspot.com/-voJpQg7LKLE/TzCXb77Y-bI/AAAAAAAADKY/Dj_04Z-73M8/s1600/View.aspxcong+nong.jpeg -
..."cứ buộc cân là xong tuốt"...

http://4.bp.blogspot.com/-OfhG8x9gzPI/TzCbWddrslI/AAAAAAAADKw/u8alsDQQ8as/s1600/DSC04508.JPG -
...vót vòng vừa tròn theo hình vết lõm ấy...
Nếu chặt tre, pha tre là công việc “thổ mộc”, tốn sức, thì vót vòng là công việc nhẹ nhàng hơn. Nhưng lại đòi hỏi khéo léo, tỉ mỉ hơn. Con dao vót vòng khác hẳn con dao chặt, pha tre. Dao chặt, pha tre là dao rựa, sống dao dày, nặng, không cần dài. Còn dao vót vòng lại mỏng hơn, chuôi dao phải thật dài. Người vót ngồi ghế thấp, chân co, chân duỗi, kẹp dao vào cánh tay, hơi cúi nghiêng một chút. Tay cầm dao, khuỷu tay ép nhẹ vào sườn, kết hợp với tay kia cầm thanh tre. Đầu nghiêng nghiêng, lắc lư nhịp nhàng với tay dao đưa. Tay kia khéo léo xoay tròn dần. Dao lia lúc nhanh, lúc chậm, lúc dừng lại "đánh mấu", làm sao cho đến khi sợi vòng vừa tròn, vừa nhẵn là được. 
http://4.bp.blogspot.com/-dzQa1-weVSI/TzItr9QDDDI/AAAAAAAADLo/5bRrqlPLfZk/s1600/vot+vong+cap+khuon+non.JPG -
...chân co, chân duỗi, kẹp dao vào cánh tay...
Ở hai đầu sợi vòng, phải làm nhỏ đi một chút, để khi người làm nón gọt nhẹ, làm thành mối nối vừa bằng đoạn giữa. Công việc tưởng đơn giản vậy thôi, nhưng khối anh loay hoay mãi mà không làm nổi. Có anh bập nát cả thanh tre. Có anh lia dao vào tay đến tóe máu. Để tránh tai nạn nghề nghiệp, người vót vòng thường dùng một cái “đê” bằng tre, trên đó khắc một vết lõm vừa bằng sợi vòng, liệu chừng vót vòng vừa tròn theo hình vết lõm ấy...
http://4.bp.blogspot.com/-r7Uu4wvUI9M/TzCc4qVGC0I/AAAAAAAADK4/Hy3kzVGQ4mU/s1600/phi%25C3%25AAn+ch%25E1%25BB%25A3+v%25C3%25B2ng+2.jpeg -
...nắn qua lượt nữa là xong...
Công đoạn tiếp theo là uốn vòng. Người lao động cầm mỗi tay một đầu sợi vòng, kéo đi kéo lại quanh cối đá làm cho sợi vòng dẻo ra. Khi sợi tre đã dẻo rồi thì bắt đầu nắn. Người nắn cặp một đầu sợi vòng vào ngón chân cái. Rồi từ từ, tay trái cầm sợi vòng, tay phải dùng ngón cái kết hợp với các ngón khác, lần lượt nắn dần cho đến hết sợi vòng. Người khác hoàn chỉnh nốt công đoạn cuối là "giáp vòng", lấy sợi dây giang mỏng mảnh buộc nối hai đầu sợi vòng, nắn qua lượt nữa là xong...
Nói lí thuyết thì có vẻ dài dòng, quanh co vậy. Thực tế, "nghệ nhân" vòng thao tác nhanh lắm, cứ thoăn thoắt ấy. Cộng với sự "phân công" lao động hợp lí trong gia đình và đức tính cần cù, chịu khó, nên kết quả lúc nào cũng vượt mức kế hoạch...
http://2.bp.blogspot.com/-axN6WHYBiIg/TzIsRoJkmEI/AAAAAAAADLY/4-DwQ3OnRAM/s1600/lo+cot+lang+nghe.JPG -
..."tiểu lô cốt" đắp bằng đất thịt...
Đấy là nói chuyện làm vòng cái hiện tại, chỉ để phục vụ cho người làm nón thanh, nón lá non. Chứ ngày trước, cách đây khoảng 20-25 năm, khi người làm vòng cái phải cung cấp nguyên liệu cho nhiều kiểu nhu cầu, thì lại phải có nhiều kiểu vòng. Khi ấy, đến thăm làng Đôn Thư, chắc chắn bạn sẽ còn phải ngạc nhiên hơn, vì sẽ thấy có những cái "tiểu lô cốt" đắp bằng đất thịt, hình nón cụt, cạnh đường làng, đường xóm. Mà ở cạnh đường xóm 7 là nhiều nhất. Xin thưa: Những cái "tiểu lô cốt" ấy không phải để đánh Tây, đánh Mĩ gì đâu, mà là lò để hun vòng đấy. Với mục đích phục vụ cho người làm khuôn nón làng Vác hoặc người làm nón lá già (màu vàng), làm nón thúng quai thao..., người làm vòng lại phải chọn loại tre gốc, làm sợi vòng to hơn, dài hơn loại vòng làm nón thanh. Sau đó, đưa vào lò, dùng ngay tướp vòng vừa vót làm nòm và lá tre dấm lửa, sao cho càng nhiều khói càng tốt, hun cho đến lúc sợi vòng láng bóng, vàng ra hoặc đen lại, nhìn đã thấy chắc chắn. Một bí quyết nghề nghiệp trong việc hun vòng là, sau khi đốt tướp vòng, người hun chất thật nhiều lá tre, lọai lá tre càng bẩn, càng ẩm, càng mục, thì càng cho nhiều “khói quí”, càng làm cho những sợi vòng “long lanh” hơn. Bạn đừng liên tưởng tiêu cực đến chuyện “nồi da nấu thịt” hay lối nghĩ thực dụng “mỡ nó rán nó” nhé! Khói đen đặc xông vào mắt khiến cho thợ làm vòng không tránh khỏi bị toét mắt. Cũng là một thứ bệnh nghề nghiệp như với nhiều nghề khác. Cho nên, ngày ấy, nhìn nghệ nhân vòng, người nào càng toét mắt nhiều, càng giỏi!Lò hun lâu ngày tạo ra một chất keo đen, dẻo như kẹo kéo, vị hơi đắng, có người thai nghén lấy loại "kẹo" ấy làm món ăn "rở" khoái khẩu... Thế mới lạ!...
http://1.bp.blogspot.com/-PVKxoc9VmEE/TzIsmkGB5nI/AAAAAAAADLg/1w4SMMycAVM/s1600/mat+toet+l%C3%A0+tai+khoi+hun+vong.JPG -
... những sợi vòng “long lanh” hơn.
Nhân nói về bệnh toét mắt của người làm nghề, xin kể bạn nghe câu chuyện dân gian mà tôi đoán, nghe xong có khi bạn lại thèm…toét mắt ấy chứ lại: Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có đôi trai gái, chàng tên Tình, nàng tên Chung. Tình ta vừa đẹp trai lồng lộng, vừa học giỏi lại làm vòng đẹp, vô địch đám trai làng. Con trai với nhau đã thấy “lác mắt”, nói gì con gái. Chung thì xinh đẹp, nết na, dịu dàng, thùy mị, làm nón khéo nhất nhì làng. Đôi trai gái vẫn “đầu mày cuối mắt”, “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Chàng trai mười phần, ưng chín rưỡi, chỉ hơi ngài ngại cô gái “mắt ba vành sơn son”. Một hôm, gặp nhau, chàng trai không kìm được lòng mình, ngỏ ý tế nhị:
“Nết na…xinh thực là xinh,
Mắt em loáng “ướt” cho tình anh say.
Lòng riêng, riêng một chút này…
Bao giờ… loan phượng…một ngày chung vui…
Cô gái cũng không kém phần thông minh, tinh tế, tình tứ:
Anh riêng, em cũng riêng đây,
Em xin nói nhỏ câu này với anh:
“Mắt ướt” là tại giếng đình,
Cả làng “ướt mắt”, riêng mình em đâu.
“Say” nhau thì hãy vì nhau…
Cho loan sánh phượng, cho câu “chung tình”…
http://3.bp.blogspot.com/-hPeVioeNQZU/TzCY4CBMt9I/AAAAAAAADKg/F6bWwzJ4bDg/s1600/DSC04490.JPG -
...không phải “ướt” vì nước giếng đình...
Câu trả lời vừa hóm, vừa tinh, vừa nhẹ nhàng của cô gái như xua tan chút xíu nghi ngại nơi trái tim chàng trai. Và cảm mến nhau vì tài, vì sắc, vì nết, vì tình, họ nên vợ, nên chồng, sống với nhau hạnh phúc, trong ấm ngoài êm. Không biết họ làm cách nào mà cô gái mắt vẫn ướt nhưng không phải “ướt” vì nước giếng đình mà ướt vì tình sâu, nghĩa nặng, thủy chung như nhất…
Đấy là nói chuyện ngày xửa, ngày xưa và cũng chỉ là chuyện dân gian. Chứ thực ra, hình ảnh giếng làng Đôn Thư đã đi vào những câu ca dao của làng với tình cảm thật đẹp, thật đằm thắm:
“Giếng Đôn Thư vừa trong vừa mát,
Đường Đôn Thư lắm cát dễ đi”
Hay:                    “Dù ai lử khử, lừ khừ,
Uống bát nước giếng Đôn Thư lại giòn”
Dùng nước giếng ấy chỉ có “mát”, “giòn” ra chứ làm sao mà mắt “ba vành sơn son” được! Bây giờ thì dân làng không dùng nước giếng nữa. Hình ảnh cái giếng xưa “vừa trong vừa mát” sẽ đi vào những kỉ niệm ngọt ngào về một thời quá vãng tươi đẹp của biết bao thế hệ trai gái quê ta…Cái giếng đình làng Đôn Thư đang được qui hoạch lại để thả sen. Tổng thể “linh hồn” của làng quê “cây đa, giếng nước, sân đình” sắp được tôn tạo lại, thay cho “liên chi đàm, trúc chi tân, ngân ngư chi phố” xưa kia. Tôi rất tán đồng với chủ trương này. Ta không tái tạo được “vạn khoảnh liên đàm” hay một chút “liên chi đàm” thì ta tạm gây dựng…“tỉnh chi đàm” (giếng sen) vậy. Tưởng tượng cái giếng sen sắp tới, tôi nhớ đến bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc) nổi tiếng của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi  mà thấy xao xuyến, lâng lâng cả lòng:
“…Chẳng phải như đào trần, lí tục,
Chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy.
Câu kỉ phòng tăng khó sánh,
Mẫu đơn đất Lạc nào bì;
Giậu Đào lệnh cúc, sao ví được,
Vườn Linh quân lan, sá kể gì.
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Họa đây!...”
… Làng Đôn Thư “văn vật cảnh” như vậy, thảo nào trai gái  Đôn Thư đều là “tú nữ, hiền nam” cả. Con gái Đôn Thư thì “có mào có mỏ”, toàn diện, “miễn chê”, trai làng và cả “trai tráng quanh vùng”…“say”, chết mê, chết mệt là “chuyện thường ngày ở làng”:
“Con gái làng Đôn đẹp nõn nà
Quanh vùng trai tráng vẫn thường qua
Bởi mê không chỉ về xuân sắc
Còn quí và thương nết thật thà

Con gái làng Đôn lại nết na
Ruộng đồng, vòng nón rất tài hoa
Còn ham học tập, xây mơ ước
Nối chí ông cha, rạng nghiệp nhà.

Con gái làng Đôn thật dịu hiền
Lời ăn, tiếng nói đến là duyên…
Bao chàng mê mệt về không ngủ
Bởi nhớ bờ vai mịn tóc huyền…
(Con gái Làng Đôn – Phạm Vũ Diên)
http://1.bp.blogspot.com/-GMHq4f2kNJQ/TzIvJUEmo6I/AAAAAAAADLw/kubI8GbyR7Q/s1600/DSC01461.JPG -
....nổi danh nam hiền, tú nữ ...
Cho nên, câu đùa dai “Dân Đôn mắt toét” mà ai đó nói trước đây, lại hóa phản tác dụng, quay 180 độ, vô tình trở thành câu ca ngợi, tôn vinh, làm nổi danh nam hiền, tú nữ làng nghề Đôn Thư văn minh, hào hoa, thanh lịch…
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 6.391 giây.