Khóa chủ đềMạn phép sư kê Baloi

 Phúc đáp Phúc đáp
Tác giả
 Xếp hạng: Đánh giá chủ đề: 1 Phiếu, Trung bình 5.00  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
Bịp đỏ chân xanh Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 26/08/2012
Khu vực: Văn Giang _HY
Tình trạng: Offline
Điểm: 780
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Mạn phép sư kê Baloi
    Ngày đăng: 24/09/2012 lúc 10:56pm

Cách làm Nước Cho Gà Nòi Đòn 

Bài Viết Tham Khảo cho Hội Gà Nòi Việt Nam 
Tác Giả: BaLoi 

I. Vài Lời Giới Thiệu: 

Đã lâu nay có một số các bạn trong mạng Ganoi.com đề nghị và đặt yêu cầu là chúng ta nên có một tài liệu về cách làm nước cho gà dựa trên kiến thức hay kinh nghiệm của những người đã từng là nài nước để truyền đạt lại cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về lãnh vực này. Để giúp các bạn mới bước vào nghề chơi gà biết cách thức phải săn sóc và làm nước cho con gà ra sao khi cần đem ra trường đụng trận hoặc trong những lúc xoay xổ và vần tập tại nhà. Trong loạt bài dưới đây BaLoi cũng mạo muội đem một chút ít kiến thức cá nhân biết được về lãnh vực này và trình bày những điểm căn bản trong cách làm nước giúp cho chủ kê khi ôm gà ra trận có thể “nài nước” cho gà nhà và có được sự tự tin hơn. Dĩ nhiên đây là những kinh nghiệm chuyên biệt của mỗi sư kê và không ai làm nước gà giống ai cả, cũng không có cách nào là tiêu chuẩn chính xác nhất mà hầu hết là do cóp nhặt và học hỏi lẫn nhau từ trường gà. Nhiều tay sư kê hay nài nước gà có những "tài khéo" hay kinh nghiệm chuyên biệt về cách chữa gà riêng biệt, những kỹ thuật này được dấu kỹ và chỉ truyền đạt lại cho những người đệ tử hay hàng hậu bối tín cẩn và tuyển chọn. Do đó những kỹ thuật cá nhân này dần dần thất truyền đi. Phải nói rõ là kỹ thuật chơi gà nòi của ông cha ta để lại rất hay và đa dạng, có bài bản hẳn hoi. Những vị sư kê đi trước mà tiên phong là Đức Tả Quân Lê văn Duyệt đã bỏ nhiều công sức tài bồi và làm cho bộ môn đá gà này càng ngày càng được phát triển với nhiều kỹ thuật như xem tướng, chọn gà,... nếu đem so sánh với bộ môn đá gà của nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ thì phải nói toàn bộ kỹ thuật nói trên cộng chung việc săn sóc gà, om gà ra trường và làm nước gà của những vị sư kê Việt Nam "ăn đứt" các kỹ thuật chơi gà của các nước vừa nêu trên. Chỉ tiếc là trong quá khứ cho đến nay không có sách vở nào lưu truyền lại về những kỹ thuật riêng cho người nài nước để những thế hệ đi sau có tài liệu tham khảo và học hỏi. 

Loạt bài này được viết ra với mục đích lưu lại một số kiến thức và truyền đạt lại những gì BaLoi còn nhớ cho những bạn trẻ Việt Nam muốn biết thêm về cách làm nước cho thuần gà nòi đòn Việt Nam. 

Khi nói về cách làm nước gà thì chúng ta cần phân biệt rõ ràng là gà nòi Việt Nam được phân ra làm 2 loại: đó là gà đòn và gà cựa. Trong quá khứ gà cựa chốt (cựa mọc tự nhiên từ chân gà) không khác gà đòn bao nhiêu về vóc dáng đến thể lực. Cho nên cách làm nước cho gà đòn và gà cựa không khác nhau là mấy nhưng hiện nay gà cựa Việt Nam đã chuyển bộ môn đá cựa chốt này sang môn đá cựa sắt nên cách thức làm nước và săn sóc cho gà cựa sắt đòi hỏi một số kỹ thuật chuyên biệt về cách làm nước và nhất là cách "cứu" gà, khâu vá khi gà bị bị thương tích hay ăn cựa sắt vào người, gà bị ngộp huyết khó thở phải làm sao,vv... BaLoi không phải là người chơi và chuyên về gà cựa sắt nên những loạt bài viết về cách làm nước sau đây chỉ chú trọng về gà nòi đòn mà thôi. Hy vọng là có một "cao thủ" khác về làng gà cựa sắt (như ThaiTuLungGu chẳng hạn) sẽ đóng góp một số kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm cá nhân chuyên biệt về bộ môn chơi này để giúp riêng cho các bạn chơi gà cựa sắt. 
Sau cùng, như đã nêu ở trên đây là những kinh nghiệm cá nhân đã được BaLoi xử dụng cho gà nòi đòn trong thập niên 70 và 80 nên có thể một số điểm nêu lên dưới đây không còn phù hợp. Lý do là mỗi địa phương hay mỗi trường gà có những luật lệ riêng áp dụng nên nài nước phải nghiên cứu trước và dựa vào luật của Trường gà từng nơi mà du di và thay đổi cho phù hợp. 

II. Phương Pháp Làm Nước. 
Trước khi vào phần chính là kỹ thuật làm nước, xin được nhấn mạnh đến một vài kỹ thuật sơ đẳng mà người nài nước cần phải biết. Khi ra trường làm nước cho gà nòi đòn người nài nước phải mang theo “bộ đồ nghề” riêng, trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau: 
• Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô. 
• Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ 
• Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại). 
• 10 Lông cứng ở cánh gà 
• 6 Lông cứng ở đuôi gà 
• Hộp phó-mát (vaseline) hay kem bôi mắt loại nhỏ. 

• Hộp nhỏ chứa ít đất sét trắng (loại làm đồ gốm). 

1. Người nài nước luôn cầm chiếc khăn làm nước trong tay. Nên lựa vị trí thích hợp ngồi gần sô nước để dễ nhúng khăn làm ướt cho dễ. Khăn phải được giữ lúc nào cũng ướt đẫm nước để người nài nước có thể lấy miệng hút nước từ khăn để phun sương cho gà. Người nài nước phải tập cách phun sương cho gà bằng cách hút nước từ khăn 1 ngụm nhỏ vừa đủ dễ phun thành sương hơn. Nếu hút nhiều nước quá phun sẽ thành giọt nước làm gà ướt không đều. Khăn phải đủ mềm và nắm gọn trong tay để nài nước có thể dùng 1 tay để vắt khăn nước, vì có thể tay kia phải dùng để giữ gà, nâng gà lên trong lúc nghỉ giải lao để phun nước dưới lườn, trong nách, vv,... 
2. Cuộn chỉ nhợ, đừng dùng chỉ may quần áo vì sợi chỉ quá nhỏ khi khớp mỏ dễ bị rối. Nên dùng loại chỉ nhợ bằng bông (cotton) lớn gấp 2 hay 3 sợi chỉ may thông thường. Cách khớp mỏ gà sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn ở phần IV. 
3. Thường thì người sư kê nên thủ theo một hộp “mỏ gà”. Đây là những mỏ trên của gà giữ lại từ những con gà bị giết làm thịt. Mỏ trên của gà khi được bóc ra nên để trong chỗ mát hong gió cho khô chứ không nên phơi nắng. Khi mỏ đã khô nên bỏ vào hộp cất. Đây là món đồ nghề ít được xử dụng đến. Sau mỗi hiệp ra làm nước là nài nước kinh nghiệm phải xem xét mỏ gà nhà xem có bị lên mỏ không ? Nhất là khi gặp đối phương là con gà đá mé mặt thật hay, hoặc là con gà đối phương giỏi ra chong ngọn mặt và đá vuốt mặt - từ 2 lỗ tai ra tới đầu mỏ. Trong những trường hợp này gà nhà sẽ mau bị rêm và lên mỏ. Nếu nài nước không chú ý và khớp mỏ gà nhà sớm, trong lúc giao đấu có thể gà nhà sẽ bị đối phương đá văng mất mỏ. Đây là lúc cần hộp mỏ gà để tháp mỏ trên cho gà. Mỏ gà tháp sẽ được khớp bằng lớp chỉ nhợ bên ngoài giúp cho con gà có thể mổ tạm và ghìm đầu đối phương để lên chân. Tốt nhất là nên thử ở nhà trước những mỏ nào vừa vặn có thể dùng cho con gà nhà nếu phải cần dùng đến. 
4. Lông cánh mang theo dùng để tháp vào cánh nếu gà bị gãy lông cánh không đập cánh để bay cao. Thường thì ít trường nào cho tháp cánh gà trong đấu trường. Nếu những lông ống trong cánh gà thiếu thì nên tháp trước ở nhà. Theo lối xưa thì tháp bằng chỉ, nhưng hiện nay có nhiều cách tháp cánh gà nhanh và chắc hơn đó là dùng súng bơm keo để dán lông ống ở cánh. 
5. Lông đuôi mang theo để tháp vào đuôi nếu gà bị té nhiều do gà yếu gối nên khi nhảy dễ bị té và sẽ làm gà bị gẫy lông đuôi nhiều hơn. Tuy nhiên thường là nên tháp lông đuôi ở nhà trước khi bồng gà ra trường. 

A. Làm nước trước khi thả gà: Gà không có những hạch hay tuyến xuất mồ hôi như người. Gà dùng lớp biểu bì (da) để tải nhiệt ra ngoài và làm giảm thân nhiệt bằng cách uống nước để giảm nhiệt trong huyết quản. Do đó Trước khi thả gà con gà phải được làm mát tối đa nhưng không làm ướt lông cánh và những phần lông còn lại trên người làm cho gà nặng mình khó bay nhảy. Lấy khăn nước và cho gà uống nước một ngụm lớn bằng cách vắt nước chảy từ ngón tay cái vào miệng gà, lúc gà đang nuốt nước là lúc nài nước hút nước từ khăn và bắt đầu phun sương từ trên đầu xuống chân phía trước, rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự sau đây cho dễ nhớ. (*) - Ngồi trực diện với con gà, phun sương từ mỏ xuống cổ, rồi phun nước vào 2 nách non (cả hai bên). Nhấc gà lên phun sương vào đùi và 2 chân. Chuyển gà ra phía trước, phun sương sau ót gà phun tới. Phun sương từ cổ cần xuống giây chằng phía sau chảng ba. Nhấc gà lên, phun vào phía bụng và lườn gà. Lấy khăn nước lau mát 2 đùi và vuốt xuống hai chân gà. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cổ cần, vuốt nước cho khô ở lông ức, lông cánh, lông mã, lông đùi. Xong rồi xả khăn cho sạch. Lấy nước vào khăn và làm nước lần thứ hai như đã hướng dẫn ở phần A (*). Sau khi đã làm nước xong lần thứ hai là thả gà. 

B. Làm nước trong lúc giao đấu: Trong phần này kỹ thuật làm nước hầu hết do tài khéo và kinh nghiệm chiến trường của nài nước. Tùy theo con gà bị khiếm khuyết cái gì thì nài nước săn sóc kỹ phần đó. Tuy nhiên là nài nước thì điều căn bản nhất là trong tay phải có khăn ướt. Khi bắt gà ra hay ôm gà về vị trí mức thả gà là tay có khăn nước phải luôn bợ dưới lườn gà và vuốt xuống phần bụng và hai bên kẹt háng của đùi gà (đã được tỉa lông gọn gàng) để làm mát cấp thời. Trước khi thả gà lại, hút nước từ khăn và phun sương từ phía sau ót phun tới. Trong khi giao đấu không bao giờ phun sương từ phía mỏ vào vì làm như thế gà sẽ dễ chịu và “lim dim” muốn ngủ. Một điều quan trọng khác là không nên để gà nhìn về phía khác mà luôn cho gà nhà nhìn về phía đối thủ của nó trong khi làm mát. Ngoại trừ khi gà ra ôm làm nước thì khác. Thường thì luật Trường cấm không cho gà uống nước trong lúc thi đấu nhưng không cấm việc xử dụng khăn và làm mát cấp tốc cho gà, miễn sao nài nước đừng ăn gian “kéo dài” thời giờ để làm mát cho gà nhà một cách quá trắng trợn. 

C. Làm nước lúc gà ra ôm: Khi trọng tài hay biện tuyên bố ra ôm nước là lúc nài nước đã chuẩn bị khăn ướt và phải bồng con gà bằng cái khăn nước dưới bụng mang về góc của đội mình. Sau đó lấy khăn nước vắt nước cho gà uống ngụm nhỏ, vì gà mệt đang thở nên không cho uống nhiều nước. Trong khi ra ôm làm nước, nài nước không bao giờ nhấc con gà hổng khỏi mặt đất để phun nước như lúc trước khi thả gà vào trận. Phun sương từ mỏ gà xuống cần cổ chạng ba. Chuyển gà ra phía trước, phun sương từ sau ót tới. Luồn khăn nước xuống ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi, lườn và bụng. Nếu gà thở nhiều thì vắt khăn lấy nước mát từ sô nước và mở khăn lớn bằng bàn tay và úp tay vào hai bên nách non làm mát cho gà cho đến khi gà bớt thở. Khi thấy gà bớt mệt cho gà uống ngụm nước nhỏ thứ hai từ khăn. Xong vắt sạch nước và nhẹ nhàng lau mặt gà. Xong xuôi mở cái khăn để từ sau chấn sọ gà và dùng miệng mút cổ gà qua cái khăn làm nước từ chấn sỏ xuống tới dây chằng ở gáy xuống lưng gà. Ngày xưa khi làm nước gà ra ôm thì nài nước tay nắm mào gà kéo cổ gà thẳng lên rồi dùng miệng “nút” sạch tang từ phía hẩu xuống cho đến chảng ba và phía sau từ chấn sọ xuống tới giây chằng. Đây là một hình thức lấy tang và máu bầm và dùng môi làm “massage” cho nhẹ nhàng và không gây đau cho gà. Ngày nay ba cái vụ cúm gà H5N1 nên cách lấy tang bằng miệng này xem ra không còn hợp vệ sinh cho lắm !!! Nài nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra như kiểu “giật gió” để lấy tang cũng được. Sau khi lấy tang xong, cho gà uống ngụm nước nhỏ lần thứ ba trước khi thả gà. Làm nước xong nên đẩy gà vận động đi tới lui cho khỏe gà và để cho gà nhà “kên” gà đối phương. Từ lúc này chỉ nên phun sương từ sau ót phun tới. Khăn nước luôn kẹp làm mát bên hai nách non, dưới lườn, đùi và bụng. Cho gà đi lại tự nhiên. Tránh kiểu đập đuôi cho gà chạy về phía trước rồi kéo giây chằng ở phía sau cổ gà và nhấc gà hổng khỏi mặt đất đem về góc của đội nhà như một số tay nài nước thường làm. Trong lúc gà đang còn thi đấu trong trận kỵ nhất là giở hổng gà khỏi mặt đất. 

D. Làm nước vào những hiệp (hồ) về khua: Càng về khua gà trúng đòn nhiều và bị thấm tang, nên cần phải làm nước rất nhẹ tay. Điều này nài nước cần phải để ý. Xử dụng cách làm nước như đã hướng dẫn ở phần (C) bên trên. Khi gà đã bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau do các vết tang gây ra. Sau khi làm nước cho gà xong như được hướng dẫn ở phần trên, vắt khô khăn nước và lau lót cho gà khô ráo. Nhúng khăn nước vào chậu nước nóng ấm (cho tay vào được) vắt hơi khô và lấy khăn trùm lên đầu và dùng hai bàn tay tủ bên ngoài cho hơi nóng thấm vào. Tiếp tục làm dọc theo cổ gà, hai bên hai và dọc theo lưng gà. Nếu không có khăn nóng, nài nước dùng hai tay xoa dọc theo hai bên hông, đùi để tạo nhiệt, sau đó úp 2 bàn tay vào hai bên mặt của gà chừng 5 giây, tiếp tục chà xát vào đùi lấy nhiệt và úp 1 tay vào đỉnh đầu, 1 tay vào bên dưới mỏ gà giữ chừng 5 giây, cứ chà xát và làm nóng từ đỉnh đầu gà và di chuyển hai bàn tay xuống tới chảng ba và di chuyển sang hai bả vai (hai trái chanh). Riêng từ trên mu lưng dọc xuống thì để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và thổi hơi nóng từ miệng nài nước xuống lưng gà, di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối của lưng gà. Nếu gà bị ăn đòn dọc và hầu kiềng thì dùng tay trái chà nóng cả cánh tay phải từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều chừng 3 lần. Sau đó chuyển tay trái và làm tương tự. Nếu gà bị tang mặt nhiều thì chà nóng hai bàn tay và úp vào nơi gà bị tang nhiều. Ở giai đoạn này chỉ khác ở phần (C) là tránh dùng khăn lau như mấy hiệp đầu mà chỉ dùng khăn nước thấm và chậm nhẹ lên đầu, cổ gà và ủ khăn nóng (nếu có) vào những nơi có vết tang mà thôi. Càng về khua thì các bắp thịt ở đùi và chân gà mỏi nên thường hay run, dân đá gà thường gọi là gà gõ nhịp “song lan”. Lúc này nên tránh làm nước mát vào đùi gà và chân mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng hay bằng hai tay xoa bóp nhẹ vào đùi và chân gà là tốt nhất. Nếu trận đấu kéo dài từ 4 hiệp (hồ) trở lên thì vào hiệp thứ 4 có thể lấy vốc cơm trắng để vào tay cho gà ăn mấy hột. Nếu gà không chịu ăn thì vắt cơm chừng 3 vắt lớn bằng ngón tay cái và đút vào họng gà. Sau đó cho gà uống vài hớp nước từ khăn cho cơm hoàn toàn trôi xuống bầu diều. Nếu gà nuốt chưa trôi xuống mà thả gà có thể bị gà đối phương đá nghẹt ngang. BaLoi đã từng thấy nhưng nài nước hơi “cẩu thả” trong việc cho gà nuốt vội cục cơm, không cho uống nước, thả gà vội vàng bị gà bên kia đá cho đứng nghẹn ngang, ăn đòn oan và không đấm đá làm ăn gì được !!! 

E. Làm nước sau trận đấu: Thường thì nài nước rất kỹ làm nước vỗ hen vỗ đờm cho những con gà thắng độ vì được cưng là máy “in ra tiền” cho chủ kê. Bù lại những con gà thua thường được làm qua loa hoặc nhiều khi bỏ thí vì chủ kê thua tiền độ rồi thì còn thiết tha gì đến con “chiến bại kê” nữa !!! Tuy nhiên bài viết này hướng dẫn đầy đủ chi tiết về cách làm nước nên không thể nào thiếu được phần này. Sau khi trận đấu đã kết thúc, nài nước ôm gà ra khỏi bồ để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Tùy vào vết thương nặng nhẹ trên người gà mà làm nước nhưng nhẹ tay là tốt hơn hết vì sau trận đá là gà không ít thì nhiều cũng bị bầm dập và đau đớn. Pha chậu nước muối hơi ấm rồi lấy khăn nước vắt nước vào cổ họng gà, khi gà chưa kịp nuốt thì nhanh chóng kéo đầu gà bằng tay trái xuống thấp hơn mình gà và lấy tay phải vỗ nhẹ và vuốt lên xuống dưới hầu gà. Làm như vậy 3 lần để cho gà ọc ra hết đờm rãi trong cổ tránh cho gà khò khè kéo hen về sau. Sau khi vỗ hen xong lấy tay ấn và giữ đầu gà xuống thấp, lấy khăn vắt nước ấm pha muối trong chậu lên đầu, cổ và rửa vết thương cho gà. Xong xuôi vắt khăn khô và lau lót gà cho khô. Tránh không nên tắm gà cho ướt lông tèm nhẹp khi vừa đá xong trận đấu như một số nài nước hay làm mà chỉ nên lau lót qua cho sạch vết máu trên người là đủ. Pha muối với nước ấm có công dụng sát trùng và tránh cho gà bị sưng hay làm độc ngoài da. Phơi gà ngoài chỗ nắng ấm giúp gà mau khô các vết thương, buổi tối đến khi cho gà vào chuồng có thể dùng “Bài Rượu Thuốc” om gà của BaLoi (đã “kê toa” trong Tàng Kinh Các) và om bóp cho gà thì gà sẽ mau bình phục hơn và sau đó cứ vài ngày bóp rượu thuốc cho gà một lần thì chỉ độ 10 ngày gà sẽ phục hồi và lấy lại phong độ cũ. 

III. Phương Pháp Làm Nóng Có Cần Thiết ? 

Thông thường ở Việt Nam các tay nài nước làm nóng rất qua loa. Có thể nói là họ làm nóng gà cho có chiếu lệ, vì như những cách thức làm nóng “cổ truyền” đã được BaLoi nêu ra trong phần làm nước ở phần II (D) như xoa tay, xoa vào đùi thì những cách này không đủ để tạo sức nóng có kiến hiệu (effect) cho gà. Mặc dù thời tiết ở Việt Nam là xứ vùng nhiệt đới và thường nóng vào những ngày giáp Tết vì vậy việc làm nước cho gà mát và hạ hỏa là điều cần thiết. Nhưng nếu gà đá trận dài thì càng về khua gà sẽ tụt lực và giảm đi “chân khí” do đó gà bị lạnh và cần sức nóng để giữ thân nhiệt trở lại mức trung bình. Nên nhớ là thân nhiệt của gà cao hơn thân nhiệt của người nhiều. Gà có thân nhiệt trung bình từ 39.8 độ C cho tới 43.6 độ C. Ngày trước và có lẽ ngay bây giờ ở các trường gà bên Việt Nam, nếu có tay nài nước nào hỏi xin chậu nước nóng mang ra để làm nước gà chắc mọi người tại trường sẽ tròn xoe mắt ngạc nhiên và nghĩ là người nài nước này “không được bình thường” vì có ai đời làm nước cho gà bằng nước nóng? Bộ tính luộc gà hay sao đây ! Nhưng nếu xét về phương diện khoa học thì thân nhiệt gà cao và gà cần sức nóng ở mức độ 39 đến 43 độ C thì cơ thể gà mới hoạt động bình thường, còn nếu tụt dưới 39 độ là gà sẽ bị “lạnh cẳng” và đứng ủ rũ thương đau. Bên hải ngoại thì việc tạo khăn nóng rất dễ, chỉ cần bỏ vào cái lò vi ba (microwave) vài phút là có khăn nóng ngay. Tuy nhiên nếu không có lò vi ba thì chậu nước nóng dùng để nhúng khăn làm nóng cho gà cũng rất đạt yêu cầu. Có vài cách sau đây giúp cho nài nước mau có khăn nóng tuỳ theo mỗi trường hợp có thể chuẩn bị như sau: 
- Ủi khăn bằng bàn ủi 
- Bằng nước nóng 
- Bỏ vào lò vi ba (microwave) 
- Bỏ lên vỉ sắt nóng (loại vỉ sắt có lò nấu di động bằng bình ga nhỏ thường được dùng để ăn lẩu hay bò nhúng dấm). Cách này tiện nếu đi đá vùng xa nơi không có điện, thiếu tiện nghi. 
- Ủ khăn bằng bình nước nóng (hot water bottle) loại bình nhựa mềm được bán tại các nhà thuốc tây (tại hải ngoại), loại bình này thường được dùng để chườm bụng cho ấm. Cách này cũng giản tiện nhưng bình nước nóng chỉ giữ sức nóng trong vòng 2 tiếng trở lại. 

IV. Những Cách Cứu "Cấp Tốc” Khi Gà Bị Nạn Tại Trường. 

Khớp mỏ: Như đã hướng dẫn ở trên là nên dùng loại chỉ bằng bông và sợi lớn gấp 2 hay 3 loại chỉ may quần áo để tránh sợi chỉ mong manh quá dễ bị rối. Nếu có hình minh họa thì sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng chưa có đành chịu do đó BaLoi sẽ cố gắng xử dụng hết ngôn từ tiếng Việt để giải thích cho đơn giản và dễ hiểu. Khi khớp mỏ gà cần phải có 2 người: - một người ngồi ngang với con gà và cho ngón tay trỏ (của tay trái) xỏ ngang qua miệng gà giữa hai mỏ cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau chấn sỏ gà để khỏi giẫy dụa. Người khớp mỏ ngồi trực diện với con gà. Thực hiện phương pháp khớp mỏ như sau: 
1) Lấy 1 đoạn chỉ dài độ 1.2mét, để sợi chỉ vào phía sau mào gà và chia đôi cho đều, mỗi bên độ 60cm. Đánh vòng ra phía trước của mào gà và thắt hai gút lại cho khỏi sổ. Nên thắt vừa phải đừng lỏng quá dễ tụt, và đừng căng quá có thể cứa phần thịt của mào. 
2) Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một gút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua gút tròn đó, xong đưa gút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho gút nằm sát vào phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào. 
3) Lấy đoạn chỉ bên tay trái làm thành gút tròn, lòn sợi chỉ bên tay phải qua gút tròn đó, xong đưa gút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho gút nằm sát vào cái gút mới buộc phía trên. Nên nhớ sau vài động tác ở phần 2) và 3) là phải xiết 2 đoạn chỉ cầm ở tay ngược lên cho những vòng chỉ khớp mỏ được chắc chắn và sát vào nhau. 
4) Tiếp tục luân phiên làm gút tròn bên tay phải như đã hướng dẫn ở phần 2) rồi sang bên trái như đã hướng dẫn ở phần 3) cho đến khi nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà ra đến ngoài đầu mỏ. Khi còn cách đầu mỏ chấu (phần mỏ ở đầu cùng của mỏ gà) chừng 0.5 phân (0.5cm) là ngừng thắt gút khớp mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 gút cho thật chắc. Xong lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người nài nước lấy taynhúm 1 chút cát ướt ở sân trường và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được khớp. 

Rớt mỏ: Gà bị đá rớt mỏ hơi ít thấy nhưng không phải là không có và không xảy ra. Có vài nguyên nhân có thể làm cho gà dễ bị rớt mỏ trong trận đấu. Thứ nhất để cho gà xói mỏ qua bội, hay qua những lớp ngăn chuồng gà. Khi bị xói mỏ kiểu này các lớp thịt bao bọc quanh miệng gà bị rách và khi lành bị co rút vào khiến cho các lớp da bao quanh miệng gà không còn bám vào mỏ chắc như trước. Thứ hai, gặp đối thủ chuyên đá “ngọn mặt” mỏ gà sẽ mau bị rêm và lên mỏ. Nài nước kinh nghiệm nhìn nước đá của gà đối phương và nếu đụng con gà chuyên sở trường về đá “ngọn mặt” nên thường xuyên kiểm soát mỏ gà nhà trong khi gà đang đá. Thường thì nếu gà bị lên mỏ sắp rớt trong lúc thi đấu thì chủ kê hay nài nước bên gà bị sắp rớt mỏ có quyền xin nghỉ để khớp mỏ ngay trong hiệp đấu. Nếu gà chỉ mới lên mỏ thì dùng cách khớp mỏ như đã hướng dẫn trong phần Khớp mỏ ở trên. Trong trường hợp gà bị rớt hay mất mỏ thì hơi khó mà khớp lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị bể, dập chảy máu. Trước hết nên nhổ vài lông tơ mềm (loại lông mịn và tơ như bông) trong nách gà hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ “sơ-cua” mang theo trong hộp và lắp mỏ này lại cho gà sau đó khớp mỏ gà bằng chỉ như được hướng dẫn trong phần khớp mỏ. Thường gà đã bị đá rớt mỏ thì tháp và khớp mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu trong khi tiếp tục thi đấu. Do đó gà được khớp mỏ lại sẽ ít mổ, cắn hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn đau, điều này dễ hiểu cho nên chủ kê đừng kỳ vọng con gà sẽ cắn đá bình thường sau thi được tháp mỏ lại. 

Gà bị đánh trúng huyệt: Thường gà bị đánh vào hai yếu huyệt sau đây có thể nằm bại xụi ngay tại trường: - gà bị đánh trúng vào thùy chẩm (chấn sọ sau ót gà). Gà trúng đòn này lập tức gục từ khuỷu chân gục xuống, cổ đưa dài ra, mỏ chấm đất và hai cánh xòe ra. Gà run lẩy bẩy như bị trúng gió độc, - Còn đòn khác là gà bị đánh trúng vào cạnh lườn là huyệt trí mạng. Gà trúng đòn này sẽ nằm lăn ra trường, hai chân co rút, hai cánh xòe ra, đầu cổ thẳng đơ nằm co giựt trên mặt đất không thể đứng lên được. 

* Nếu gà bị đánh trúng vào thùy chẩm nhẹ thì sau khi quị xuống một lúc sau nó sẽ tự đứng lên và từ từ trở lại trạng thái bình thường. Một điều nên nhớ là thường các luật trường gà không cho phép nài nước bắt gà ra trong lúc thi đấu dù gà bị đá ngã trong trường hợp này mà chỉ được phép chữa gà khi ra hiệp (ôm) mà thôi. Tùy vào đòn đánh của đối phương nặng chân hay nhẹ chân mà có thể chữa gà nhà như sau: cho gà uống ngụm nước nhỏ, xong lấy ăn ướt trùm lên đầu gà và che 2 mắt gà để gà đứng im tỉnh dưỡng. Sau đó nài nước ngồi trực diện với con gà và làm nóng 2 bàn tay rồi xoa bóp trước ngực gà ra đến ngoài bả vai (2 trái chanh) và đi sâu vào 2 bên nách non. Lý do làm động tác xoa bóp như thế để giúp cho tim hoạt động mau lẹ điều hòa bơm máu lên đầu cho óc cho gà mau hồi phục chức năng bình thường trở lại. Sau khi làm độ chừng 5 hay 6 lần như vậy thì dở khăn ướt ra và làm nóng bằng cách ủ hai tay hay đắp khăn nóng vào vùng chấn sỏ sau ót gà. Sau đó làm nước gà khi ra ôm bình thường như được hướng dẫn ở phần trên. 

* Nếu gà bị đánh trúng huyệt ở lườn thì sẽ té và năm “xuôi cò” tại trường. Gà bị trúng đòn nghiệt này rất khó chữa vì gà chỉ còn nằm chứ không đứng được. Thường thì chủ kê sẽ xin vớt gà ngay sau đó. Tuy nhiên phương pháp chữa gà sau đây có thể giúp cho gà hồi phục phần nào. Trước hết dựng gà dậy cho gà trong tư thế đứng và đưa cho 1 người ngồi ôm lấy gà từ phía sau, đắp khăn nóng phủ dài dọc theo xương sống lưng giữ cho gà ấm. Nài nước làm nóng 2 bàn tay và xoa bóp cho gà từ phần ngực sang hai bả vai, chà nóng cho gà bên hai nách non, hai bên hông và xuống hai bên đùi. Làm độ 5 hay 6 lần cho gà ấm phần trên. Cho gà đứng vào giữa 2 đùi của người giữ gà, luồn khăn nóng xuống dưới lườn và bụng, nhớ phủ khăn nóng dài xuống hậu môn gà. Cho gà uống vài ngụm nước nhỏ xong bắt đầu chuyển xuống làm nóng phần dưới của gà, xoa bóp lần này từ ngực xuống dưới lườn, sang 2 bên đùi gà và chạy dài xuống 2 quản gà. Nên nhớ cho hai bàn chân gà đứng bằng phẳng vững chãi trên mặt đất. Không nên nhấc chân gà lên để bẻ cong, co giãn các ngón chân vì gà đang bị co giựt và bị rút gân ở đùi và chân. Khi gà đã tỉnh lại và đi đứng được chỉ nên phun sương từ sau ót gà phun tới. Lấy khăn hơi ẩm để lau lót gà qua loa, tránh làm ướt và mát quá mức vì gà cần sức ấm. Cho gà đi lại trong góc của đội nhà cho gà thư giãn. Nên cho gà uống nước bằng nhiều ngụm nhỏ nhiều lần. 

Gà bị đá quáng chạy: Thường thì gà bị đá quáng (miền Bắc gọi là trúng đòn cáo), vụt bỏ chạy ra khỏi bồ là do gà bị trúng đòn vào màng tang ngang lỗ tai.Nhiều con gà dữ khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi bồ trong tích tắc và quay trở lại bồ đá tiếp chứ không cần sự can thiệp của nài nước. Chỉ ngoại trừ gà trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải dăm ba phút sau mới hồi tỉnh. Đây là lúc cần bàn tay săn sóc của nài nước nhanh chóng vì chưa phải là cuối ôm ra làm nước nên không chần chờ và có đủ thời gian. Cho gà uống ngụm nước nhỏ và phun sương từ phía sau gà tới từ mào xuống chấn sỏ và tiếp tục từ gáy xuống giây chằng. Cho gà uống thêm một ngụm nước nhỏ nữa trước khi thả gà. Như đã nói ở phần trên nên chú ý là khi gà bị đá quáng hay bị đá trúng huyệt ngặt nghèo không nên cho uống nước ngụm lớn dễ ngộp mà nên cho uống nhiều ngụm nhỏ để cho gà nuốt từ từ. Động tác nuốt nước xuống diều sẽ giúp cho gà mau trở lại quân bình hơn. 

Gà bị nhem mắt: Khi gà nhắm mắt lại trong trận đấu như ngủ, không phải gà bị mù nhưng được gọi là “nhem”. Gà bị nhem mắt là do bị gà khác cắn mổ vào viền mí mắt hay bị đá vào ngay hốc mắt làm sưng mí mắt, gây cho gà đau đớn và tạm thời phải nhắm mắt lại. Sau đó nước lớp nhờn huyết thanh rỉ ra khi khô sẽ làm cho hai mí mắt gà dính lại. Do đó khi ra ôm nước, nài nước sau khi làm nước cho gà bình thường sẽ chữa mắt gà như sau : - Thứ nhất tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy làm cho gà xót do vết thương gây ra. Sau khi chậm nước ở mặt gà cho khô, lấy phó-mát (vaseline) bôi trơn lên viền mí mắt gà, quanh hốc mắt để tránh cho huyết thanh chảy vào viền mắt; thứ nhì, ngồi đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần (mỗi lần chừng ½ phút) cho gà uống nước và đi lại trong sân của đội nhà. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo. Trong trường hợp gà bị nhem nặng thì có một số nài nước dùng kim may và chỉ để kéo mí mắt gà mở ra để gà tiếp tục nhìn thấy mà ra đòn. Tuy nhiên nếu gặp đối phương là gà hay “mằn” lên da mặt và mổ cắn thì lớp chỉ buộc mí mắt sẽ bị giựt đứt làm rách mí mắt gà. Cách dùng phó-mát bôi lên viền mí rất hiệu nghiệm giúp cho gà bớt xót ở vết thương trên mắt và giúp cho hai mí mắt gà không kéo màng dính lại. 

Gà bị trúng cựa/móng thái – ra máu: Thường thì gà đòn ít khi đâm và dùng đến cựa vì hầu hết cựa gà nòi đòn lù như hạt bắp, nếu cựa dài và nhọn thì nài nước phải bịt cựa lại bằng giẻ (vải) và băng keo để tránh gà dùng cựa đâm gà đối phương. Nhiều con gà đòn rất hay và có thể xử dụng móng thái (thới) để đâm. Thường những vết thương này không sâu nhưng vẫn gây cho gà bị chảy máu ở vết bị đâm. Những vết thương do móng thái gây ra thường không rộng miệng nên may lại rất khó. Khi ra nước để chữa vết thương nài nước giật cọng lông tơ mềm ở trong nách hay gần bên hông đùi để dịt vào vết thương. Có nài nước xử dụng thêm chút thuốc rê và ấn vào chỗ vết thương; sau đó lấy tay đè chặt vào miệng vết thương và giữ lại trong khoảng 2 hay 3 phút sẽ giúp cho vết thương cầm máu. Một cách khác là nài nước dùng đất sét trắng (làm gốm) mang theo trong hộp nhỏ, cho chút nước vào nhào cho hơi mềm, sau khi đắp lông non vào vết thương, lấy một miếng đất sét và trét, dịt vào vết thương. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh cho vết thương bị ướt làm đất sét rơi ra. Theo luật của Trường gà thì nếu đang trong hiệp giao tranh dù gà có bị ra máu từ vết thương cũng không được phép chữa gà.

Quay lên trên
anhphuc_hn Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 22/09/2012
Khu vực: Đông Anh-Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 577
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/09/2012 lúc 9:06am
Bạn chịu khó sưu tầm nhỉ, bài viết khá bổ ích =>like cho bạnBig grin
Quay lên trên
Tíadế Xem...
Q.lý chuyên mục
Q.lý chuyên mục
Hình đại diện
Đồ Tể GĐVN

Gia nhập: 18/07/2010
Khu vực: HL-TB-HN
Tình trạng: Offline
Điểm: 5256
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/09/2012 lúc 9:08am
sưu tầm quá nhỉ.like
Quay lên trên
trungvtv Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/05/2012
Khu vực: Phú Thọ
Tình trạng: Offline
Điểm: 195
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/09/2012 lúc 9:12am
cảm ơn bạn ,rất bổ ích cho nhiều người mới chơi gà
Quay lên trên
xuan_thuy_94 Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2011
Khu vực: Tp Hồ Chí Minh
Tình trạng: Offline
Điểm: 3348
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/09/2012 lúc 3:52pm
thanks bạn nhiều rất bổ ích cho những người mới chơi
Bạn không phải là người giỏi nhất nhưng cách cư xử và hành động của bạn quyết định bạn là người như thế nào trong mắt mọi người
Phone : 0923174150....01674318020
Quay lên trên
anhhienbg Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 17/02/2012
Khu vực: bắc giang
Tình trạng: Offline
Điểm: 4526
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 25/09/2012 lúc 6:21pm
bài này hình như mình đọc rồi....Tks chủ thớt đã chia sẻ
Chuyên cung cấp thuốc và phụ kiện gà chọi hàng thái lan 100% tại Bắc Giang và toàn quốc
Đ/C: Bắc Lý - Hiệp Hòa - BG
01659.668.886
Mr. Hiền
Quay lên trên
cam_pha_teen Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 23/08/2012
Khu vực: Cẩm PhảQuagNinh
Tình trạng: Offline
Điểm: 1496
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 14/11/2012 lúc 12:10pm
HAY NHƯNG MÀ ĐỌC NHIỀU HOA MẮT QUÁ. HEHE

Quay lên trên
GADACAO Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 18/04/2012
Khu vực: VInh Phuc
Tình trạng: Offline
Điểm: 574
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 14/11/2012 lúc 12:56pm
Lác mắt
Quay lên trên
vanphong Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 10/07/2012
Khu vực: Tp thái binh
Tình trạng: Offline
Điểm: 1757
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 14/11/2012 lúc 7:30pm
hay wa .cảm ơn bạn đã sưu tầm nhé
Quay lên trên
binhst Xem...
Sư kê
Sư kê
Hình đại diện

Gia nhập: 04/11/2012
Khu vực: Sơn Tây-Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 8539
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/11/2012 lúc 2:25pm
hay nhưng đọc mỏi mắt quá
Quay lên trên
khuonglomrom Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên


Gia nhập: 15/09/2010
Khu vực: Ha noi
Tình trạng: Offline
Điểm: 2578
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/11/2012 lúc 6:44pm
Bài viết rất bổ ích nhưng nếu có thêm cả clip về cách chữa gà cũng như tết mỏ thì tốt quá vì từ lý thuyết đến thực tế còn khác nhau một chút tùy từng vùng mà có thể vận dụng vào thực tế cám ơn bạn rất nhiều
Quay lên trên
mrtranngoclong Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 22/12/2010
Khu vực: mientrung
Tình trạng: Offline
Điểm: 102
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/11/2012 lúc 8:01pm
ban viet kha day du ,toi cung hay lam nuoc cho ga choi khi thi dau ,ban viet rat chinh sat nhung phai can co kinh nghien ban than chu khong phai noi sun la duoc thang hay thua nguoi lam nuoc rat quan trong 
Quay lên trên
haigachoi Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 05/04/2012
Khu vực: hanoi
Tình trạng: Offline
Điểm: 1121
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/11/2012 lúc 11:27pm
mỗi ngày đọc 1 đoạn sẽ hứng thú hớn
bài viết hay
Quay lên trên
Bịp đỏ chân xanh Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 26/08/2012
Khu vực: Văn Giang _HY
Tình trạng: Offline
Điểm: 780
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 21/12/2012 lúc 8:54pm
Dạo này đọc cái này đi đánh gà cũng hay, cũng được dài dài Laughing
Quay lên trên
tungthaibinh Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 29/12/2012
Khu vực: HHàTháiBình
Tình trạng: Offline
Điểm: 3006
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/12/2012 lúc 12:27pm
hay quá
Quay lên trên
Huy Hoàng Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 09/05/2010
Khu vực: Thanh Hoá
Tình trạng: Offline
Điểm: 1772
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/12/2012 lúc 10:39pm
nghe nói sư kê Baloi đi nước ngoài rồi , hồi xưa mới vào dd có đọc 1 bài viết về dòng mái Baloi AE ai có up lên dùm nha Big grin
Quay lên trên
tungthaibinh Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 29/12/2012
Khu vực: HHàTháiBình
Tình trạng: Offline
Điểm: 3006
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/01/2013 lúc 11:09am
Ban đầu được viết bởi Huy Hoàng Huy Hoàng viết:

nghe nói sư kê Baloi đi nước ngoài rồi , hồi xưa mới vào dd có đọc 1 bài viết về dòng mái Baloi AE ai có up lên dùm nha Big grin
ko biết mặt mũi dòng của bác ba thế nào nhỉ.ai có đường link bài viết ko
Quay lên trên
Bịp đỏ chân xanh Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 26/08/2012
Khu vực: Văn Giang _HY
Tình trạng: Offline
Điểm: 780
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 11/05/2013 lúc 8:28pm
Mình thấy cái này rất có ích từ những người mới chơi tới những người chơi lâu năm rồi, anh em vào tham khảo có rất nhiều thứ mà chúng ta cần phải học đấy Big grin
Quay lên trên
thtruemui0 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 25/04/2013
Khu vực: quang ngai
Tình trạng: Offline
Điểm: 175
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 12/05/2013 lúc 12:21pm
cảm ơn bác nhé nhưng mà nhiều quá mình đọc k được hết !!@!@@Big grinBig grin
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.250 giây.