Khóa chủ đềSaPa

 Phúc đáp Phúc đáp Trang  12>
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: SaPa
    Ngày đăng: 19/06/2009 lúc 7:27am
Núi Đồi SaPa
Năm muơi nguời con trên núi



Nàng tên Sapa nguời sơn nữ bông hoa núi rừng
 
Núi đồi cao nguyên và những nền văn hóa biệt lập luôn là nơi Phong sinh thích thăm viếng; chuơng trình thăm vùng tộc Thái trắng ở Mai Châu và đi men theo vùng Cao bằng, Lạng Sơn, phải hủy bỏ vì trục trặc giờ chót. Đây là một trong hai trục trặc của chuyến đi; lần thứ hai là ở trong Nam, giờ chót cùng phải thay đổi chuơng trình vì có nguời tìm giúp ra đuợc mấy nguời bạn mất tông tích từ dạo đó. Dù sao cũng là lần đầu vì vậy có đổi chuơng trình phải đi với du khách cũng đuợc. Đi Sapa và chợ gia súc biên giới Bắc Hà là hai địa điểm kế tiếp. Có hai lựa chọn, một là đi theo "phái đòan du lịch". Hai là đi theo một anh nguời huớng dẫn du lịch bằng gắn máy. Sinh quyết định chọn con đuờng đi cùng với đòan du khách để đuợc lội bộ đến bản thuợng.
Chuyến đi này sinh sẽ được anh Thành (Sunrise Travel Agency) ra đón ở nhà ga Lào Cai. Anh Thành tôi quen nhờ anh em trong nhóm giới thiệu, và chúng tôi cũng đã tán gẫu với nhau vài lần. Anh Thành là một nguời có cùng đam mê chọi gà; anh Lý Saigon biết vậy nên đưa Sinh môt túi lớn nghệ thuốc Saigon dùng luyện gà để đem tặng anh Thành. mấy nguời anh em "giang hồ" này thật chu đáo. Sinh bỏ mấy túi kẹo chocolat, kẹo the, Bubble Bear mua sẵn bên xứ Cờ Hoa, đây là "vũ khí" ngọai giao của Sinh để làm quen con nít. Sinh nhắm mắt ngủ nghĩ đến chuyến đi ngày hôm sau.


Bánh đúc lạc chấm tuơng
 
Sáng sớm vừa thức giâ'c sinh đã vội chạy ra bàn ăn sáng xem cô em cho ăn món gì để sửa sọan cho chuyến đi thăm tiên tộc. Không một lần thiếu sót, lần này cũng vậy, chu đáo, đến nơi đến chốn, cô em tôi quả thật nghĩ ra mấy món ăn đặc biệt; hai cái bánh đúc lạc nằm gọn gàng trên đĩa sứ vuông xanh nhạt, bên cạnh là chén tuơng bắc mầu vàng nâu cùng với chút đỏ của ớt. Gắp miếng bánh đúc lạc lên cắn, vị thanh thanh xen chút vị the nhẹ của vôi lần với vị bùi của lạc, tất cả vị căn bản của miếng bánh đúc lạc đều có thể phân biệt đuợc dễ dàng và đơn giản, tuy vậy miếng bánh mùi lẫn vị hơi rời rạc, nhạt nhẽo, chấm tuơng bắc. Dùng đũa bẻ một miếng bánh, chấm vào bát tuơng, nuớc tuơng sánh sánh, mùi đỗ tuơng tỏa ra nhè nhẹ. Khi nhai, vị bùi bùi, dịu của đỗ tuơng hòa vào vị thanh cảnh của miếng bánh đúc làm có cảm tuởng như ăn miếng bánh đỗ tuơng; hơi cay xông nhẹ nhẹ mùi thơm đỗ tuơng lên mũi, mùi thơm cay của men tuơng ủ đưa lên tận đỉnh đầu. Vị bánh đúc, hòa vào vị bùi bùi thơm thơm của tuơng cùng hơi men tuơng thấm vào luỡi, đưa lên đầu chuyển cảm giác sảng khóai đó đi khắp nguời, sinh khẽ rùng mình. Những hột lạc cuối cùng nhai kỹ mùi thơm vị bùi đỗ lạc như vị trung gian đổi vị cay thơm găn gắt ban đầu của tuơng, trở lại vị hiền hòa thanh thanh của bánh đúc. Có lẽ chung qui cái ngon của món này nằm chỗ mùi vị thanh đạm lẫn cầu kỳ và trong nỗi nhớ món ăn quê huơng của sinh.

Đỗ tuơng phải nói là món sốt gia vị thuộc hàng đầu, phuơng thức chế biến, ủ cầu kỳ để tạo từ đậu ra một thứ gia vị bậc nhất. Dân Việt coi trọng món đỗ tuơng như một món nuớc chấm để đưa một mùi vị đơn thuần, đặc biệt của đậu, của cà, của bánh đúc, rau muống luộc ... thành một món đặc biệt mà vẫn không làm mất vị nguyên thủy. Đặc biệt của đỗ tuơng không những ở vị bùi, đậm đà của đậu mà còn ở vị cay nhè nhẹ của men đậu mà ít món chấm nào có đuợc cả hai. Cái vị bùi và hơi men cay đặc biệt đó còn làm cho tuơng đậu trở thành món gia vị, chế tạo, nấu ăn có một không hai. Món cà dầm tuơng, bát canh rau muống luộc, món canh dưa chua suờn heo nấu với đỗ tuơng, cá chưng tuơng... đều khó quên. Món nấu ăn có tuơng không những tăng đậm đà, bùi béo cho món ăn mà còn có hơi men làm món ăn thơm hơn, mùi vị, "dẫn" nhanh hơn mà không cần sự hiện diện của ruợu. Những đầu bếp khác khi pha nuớc chấm thuờng thêm ít ruợu, khi chưng, nấu cũng vậy để tăng mùi thịt thà, vì món nuớc gia vị họ thiếu hiện diện của men. Thay vì nấu bia, nấu ruợu cầu kỳ, nguời Việt nấu với tuơng, chưng tuơng ... Những món cá chưng tuơng, gà chưng tuơng, thịt thăn, thịt ba rọi chưng tuơng lsàm ăn dễ dàng. Ăn có thể để ra một ít, hay ăn thừa hôm sau có thể để nấu một bát canh dưa chua, ngon lành, dễ dàng, tiết kiệm mà vẫn khóai khẩu.

Đến tối xe lửa mới khởi hành, vì vậy còn ít thì giờ sinh đến nhà anh Tr. xem xổ gà, xem xong hai nguời ra quán cà phê bờ hồ ngồi. Tr. hỏi chuyện cờ Hoa, I phone, Laptop, độ xe, sinh hỏi chuyện Saigon. Tr. công tử Hà Nội, nhưng rất thích Saigon, tính Tr. ngòai sới gà thì lấn luớt, ăn nói cung cách kẻ cả; nhưng với anh em bạn bè thì Tr. rất hòa nhã lễ phép, hơi "mắc cở" là khác. Trung chơi với nhóm công tử "đại gia" Hà Nội, I phone, Laptop biết cả, i't ra biết hơn tôi, tôi mù tịt về I phone, I Pod theo tôi phone để gọi, thỉnh thỏang "text", mỏng, bé, dễ bỏ túi là tốt. Anh Tr. rất thích cung cách phục vụ ở mấy quán cà phê, nhà hàng trong nam; tôi nói với anh tôi lâu rời miền nam đã quá lâu không biết, nhưng tôi thích cung cách phục vụ ở mấy quán vỉa hè trong này, thân mật nhưng vẫn giữ khỏang cách cần thiết với khách hàng, vẫn nhớ " Kìa mày không đem trà cho khách" nói rồi tự với lấy khay trà để lên bàn chỗ sinh ngồi, hơi nhấc mông khỏi chiếc ghế đang ngồi quạt thịt nuớng để đẩy khay trà lại gần :" Trà đây mời ông, con bé mải trong nhà". Phục vụ thế đấy, đâu phải là phục vụ, nhưng sinh vẫn thích vì nó có vẻ thân thiết, chăm sóc không phải bưng hai tay, cúi đầu, đi thụt lui như mấy nhà hàng sang trọng . Đẩy một tay, vẫn ngồi chỗ cũ hay vì sinh dễ tính? Anh Tr. hỏi bên Mỹ họ "độ" xe ra sao? Vì mấy đại gia "tint" glass, gắn "bùm bùm" (hệ thống âm thanh cực mạnh), màn hình, chán rồi, muốn có gì mới để đi party show-off. Sinh nhắm mắt vào thiền để hồn bay đi mấy club Trắng, Mỹ đen, Mễ ở NewYork, LA, Holywood. Mở mắt sinh nói :" Anh nói họ tint glass gắn sáu đến tám màn hình trong xe, khi mở CD cả tám màn hình nổi lên khắp trong xe. Vì xe tint kính, không thấy gì chỉ thấy màn hình và hình ảnh nghệ sĩ chơi nhạc hay trình diễn trên sân khấu khắp trong xe với tiếng nhạc ầm ầm, show-off hết chỗ nói."
Về nhà vợ chồng cô em cũng vừa sửa sọan xong cơm. Canh cải xanh, gà luộc, đậu rán; những món dễ ăn thêm thức ăn tuơi nên ăn ngon miệng. Ăn xong cô em sửa sọan đưa ra ga Hà Nội. Ông cậu dặn dò :" Nhớ ôm bao máy ảnh trong nguời khi ngủ trên xe hỏa, quay vào trong, coi chừng mấy thằng tây ba lô ". Ra đến ga liên lạc mãi không đuợc anh Thành, cái phôn chập chờn, ga thì đông nguời. Một anh tíến lại gần:" Chú là bạn anh Thành ?". May quá anh này lanh mắt lanh trí thấy tôi và cô em nhìn quanh nên chạy lại hỏi, tôi gật đầu. Anh này cẩn thận gọi anh Thành rồi đưa phone cho tôi. Nhận quen xong anh ta mới trao tôi cái vé, tôi cám ơn rồi theo cô em đưa ra tàu hỏa. Trong toa có hai chiếc giuờng hai tầng, phía trên là một anh sinh viên nguời Tân Tây Lan, giuờng bên cạnh là một bà và một anh Việt Nam. Xe bắt đầu rời ga.


 
Nhìn quang cảnh từ từ di chuyển Sinh nghĩ đến những địa danh lịch sử dựng nuớc và giữ nuớc từ hàng ngàn năm. Những trận chiến lịch sử ác liệt, có tính cách quyết định, Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên mà không biết bao nhiêu máu tộc Việt đổ ra. Những Văn Miếu, chùa Trấn Quốc, đền thánh Trần mà sinh chỉ đuợc nghe qua, học đến mà chưa bao giờ đuợc xem. Dựng nuớc, giữ nuớc, tuyến đầu lịch sử, Văn Miếu, truờng học, khoa thi đầu tiên, sinh họat văn hóa đầu tiên, văn minh Lạc Hồng, ngành dệt, ngành gốm, mồ mả tổ tiên, có thể không phải là quê cha , nhưng là đất tổ của dân Việt từ Ngô Quyền dựng nuớc. ... Về nguồn, nơi sinh truởng, máu, và nuớc mắt tộc Việt, của tiền nhân, Đinh, Lê, Lý, Trần. Sáng mai là đuợc gặp những nguời anh chị em của tộc Âu cơ, nghĩ đến đấy Phong sinh rất phấn khởi, từ từ sinh đi vào giấc ngủ.



 
Tiếng lục đục làm sinh thức giấc, trời còn tối tàu đã đến Lào Cai. Anh Thành gọi :" Anh S V hả ?, anh nhìn thẳng ra cửa sổ, em ngồi ở bàn ngay nhà ga đấy". Nhìn ra sinh thấy một anh ngồi tại một bàn kê ngay chỗ xe lửa ngừng, anh Thành Lào Cai.
Anh Thành còn rất trẻ, nhanh nhẹn và tháo vát. Anh nói :" Còn sớm, em mời anh đi ăn phở nghe". Sáng Lào Cai lành lạnh, cái không khí lạnh của suơng sáng của vùng cao nguyên, nó êm đềm, tĩnh lặng. Phở, trời này ăn phở thì tuyệt, phong sinh dự định lần này đi thử hết phở thiên hạ, phở Thăng Long Thành, phở Hải Phòng, phở Lào Cai ... đi đâu thử phở đến đó. Phở Việt Nam thuờng ít thịt, ăn ngon cốt bánh phở tuơi thơm mùi gạo, nuớc dùng ngọt tự nhiên không cần tuơng đen tuơng đỏ. Nếu không quen ăn bột ngọt thuờng phải "canh" nếu không họ đổ cả thìa vào; không thêm bột ngọt nhiều chỗ nuớc phở vẫn ngọt, có lẽ bỏ bột ngọt như một thói quen. Ai đi Lào Cay nhớ uống chè tuơi, chỉ bán buổi sáng và phải hỏi kỹ nếu không sẽ đuợc uống "Green Tea" hộp. Anh Thành gọi xe cho sinh lên Khách Sạn Sapa, đi cùng với đám sinh viên Do Thái, bốn năm nguời, anh Thành nói, bọn Do Thái "củ chuối" khiếp lắm. Sinh nói đã nghe kể.



Phở Lào Cai
Quanh co một lát xe thả tôi xuống một khách sạn, ông quản lý nói cô lễ tân đưa đám Do Thái lên phòng còn ông ngồi tiếp chuyện một ông khách, tôi hỏi giá rồi trả tiền phòng. Chừng vài phút tên Do Thái tóc xù xuống quát tháo ầm ĩ :" Cái khách sạn này mà "3, 4 sao" cái gì ? Một đám nói láo, tao sẽ khiếu nại chính quyền". Sinh nghĩ thầm: đám này cái mửng cũ dùng nữa. Ông quản lý hỏi tôi :" nó nói gì thế ?". Nó nói khách sạn này mà dám nói nó ba, bốn sao; ông này chép miệng :" Tôi có bao giờ nói ba, bốn sao gì đâu, không biết nó đặt tour bao nhiêu tiền, bọn này cứ đặt đại, trả giá bèo rồi thưa gửi lung tung, mấy hãng tour đâu trả tôi bao nhiêu tiền." Tôi cuời nói ông chủ thế khách sạn này bao nhiêu một tối?" . "Trăm ruỡi". "Ối giời, ngay truớc cái nhà đổ này mà trăm ruỡi". "Thuờng hai trăm đấy, vào mùa bốn, năm trăm." Ông thích tôi đưa ông qua khách sạn bên kia, nhìn ra suờn đồi.".

Ông ta dẫn tôi qua một khách sạn tuơng đối đẹp, hai giuờng, nhìn ra ruộng bậc thang và dãy núi Hòang liên Sơn thì phải. Tôi lang thang ra chợ Sapa chụp ít tấm ảnh rồi trở về khách sạn chờ xe đón ra đuờng mòn đi xuống bản Hồ. Anh Thành gọi tôi hỏi thăm tình hình căn dặn có gì không vừa ý cứ nói thẳng với nguời huớng dẫn và chủ nhà duới bản. Chừng muời giờ xe đến đón tại khách sạn đưa đến một đầu con đuờng mòn dẫn xuống bản Hồ; tình cờ đám Do Thái cũng đi cùng chỗ, khác huớng dẫn viên. Huớng dẫn viên của tôi là một cậu nhỏ học ban ngọai ngữ, huớng dẫn du khách để kiếm tiền và trau dồi Anh ngữ.
Đòan bắt đầu đi bộ xuống một con đuờng mòn. " Cháu đi theo chú đuợc không?" Sinh quay lại nhìn thì ra cô bé nguời Mèo ban sáng gặp ở chợ Sapa; sinh hỏi:" Cháu theo chú làm gì ?". " Cháu theo để chú mua hàng giúp cháu" . " Chú muốn mua thì mua tại đây chứ cháu đeo theo bán hàng chú không thích đâu ". Cô bé lưng cõng đứa con nở nụ cuời chất phác nhưng thật tuơi :" Cháu cứ theo chú, chú không mua thì thôi ". Cô bé lẽo đẽo theo sau, thỉnh thỏang chạy truớc để mời đám Do Thái. Sinh đau chân nên đi khó khăn, vả lại vừa đi vừa chụp ảnh nên không đi đuợc nhanh.


Chợ Sapa

 
Đuờng đi quanh co, những ruộng bậc thang đã gặt xong nên nhìn trống trải. Trời cuối thu vào đông nhiều suơng mù cản bớt tầm nhìn. Đòan nguời ngồi lại tại một quán bên đuờng để ăn sáng. Anh huớng dẫn mang bánh mì bò cuời, và gọt táo cho tôi và hai anh chàng nguời Anh. Đám Do Thái lại la làng là họ trả "đắt tiền" sao ăn tệ quá. Thế là anh huớng dẫn bên đó phải nhờ chủ quán nấu mì, đập trứng với ít thịt cho họ. Chỉa đuợc món mì, nhìn bát mì mặt đứa nào đứa đó hể hả ra mặt. Tôi thì ngán mì dã chiến, hai anh du khách nguời Anh nhìn nhau. Ăn xong đòan nguời tiếp tục.



Đến một đọan đuờng gặp con lạch, anh huớng dẫn nói :" Đây là cái cầu của bà cụ sắc tộc Dao ngồi kia nếu đi qua cầu thì cho bà ít tiền, đi đuờng đất duới này thì phải nhảy qua mấy cục đá để tránh nuớc. Tôi nói tôi đi đuờng duới để chụp ảnh cái cầu. Đám Do Thái có một cặp dùng cầu, còn lại đi phía duới. Cặp này tôi để ý cũng chẳng cho bà cụ tiền. Tôi cho bà vài ngàn; nhìn mặt bà quen quen, chắc bà cụ này từng làm "nguời mẫu" cho nhiều ảnh Sapa.

 

  
 
Đi ngang qua một khu ruộng bậc thang để lên gần một thác nuớc, đọan này phải đi trên "sống trâu" của bờ ruộng. Tôi đi sau để ý mới thấy mấy cô bé sắc tộc này thật giỏi, đi dép nhựa lẹp xẹp mà buớc như gió trên mấy bờ đất sét. Cũng vì đi sau tôi phải buớc lên mấy chỗ có vết truợt và đất lở, qua đuợc một đọan thì tôi truợt chân lún xuống ruộng. Anh huớng dẫn quay lại đang nhìn thì cô gái nguời Mèo cõng con chạy như bay lại. :" Chú truợt chân rồi để cháu kéo chú lên". Vừa hơi nguợng, vừa hơi lo cô bé đi dép thế kia lại cõng thêm thằng bé nhỡ truợt không biết nói sao, :" Thôi để chú lên đuợc, cháu cẩn thận" Cô bé vẫn nắm nhanh tay sinh lúc đó đang đưa ra để lấy thăng bằng. Cô kéo mạnh, sinh cảm thấy một bàn tay mềm nhưng nắm rất chắc kéo lên, khi chân vừa đạp lên bờ thì một tay cô đã giữ sau hông đẩy nhẹ. Sinh cảm ơn nhìn tay cô bé mới để ý thấy đen thủi đen thui, chắc vì dùng chàm để nhuộm vải. Cô bé hơi rụt tay lại vì thấy sinh nhìn những ngón tay đen đúa 
 
Đuợc một lát, dừng chân ở một con thác nhỏ để nghỉ. Cô bé ban nãy :" Chú ơi đến đây chú mua hộ cháu đi " . Sinh thấy cô bé này đã giúp mình khỏi bãi lầy, lại dọc đuờng chẳng lèo nhèo, lải nhải; sinh hỏi :" Cái túi này bao nhiêu ?" . " Ba chục nghìn". Sinh đùa:" Đắt thế bốn chục nghìn đi". " Không có ba chục nghìn thôi". "Không bốn chục nghìn chú mới mua, ba chục lại đằng kia bán cho mấy ong Do Thái kìa "; " Mấy ông đâu mua, cháu bán chú ba chục thôi, chú kì quá". " Chú không thích ba chục, bốn chục bán thì bán". Sinh móc bốn chục ngàn ra đưa cô bé . Có lẽ chưa thấy ai mua trả lên bao giờ, cô bé đưa ví nhỏ cho Sinh, rồi cầm lấy bốn chục, đưa lại muời nghìn. Sinh tiếp tục :" nếu thế đưa hết đây chú trả lại cái ví." Cô bé đành cầm đủ bốn chục : " Cảm ơn chú nhé" . Nghĩ sao cô bé lấy trong túi sách ra sợi dây tết bằng chỉ ngũ sắc :" Cháu cho chú cái này". Sinh cuời đưa tay ra cầm bỏ túi, cô bé :" chú đưa cháu", Sinh ngạc nhiên đưa lại. :" Cái này để đeo ở tay, để cháu đeo cho chú." Sinh cuời giơ tay cho cô ta đeo. Cô bé chào sinh :" Cháu phải trở lại để theo đòan khác ...bán tiếp. Nghĩ lại con đuờng dài đã qua Sinh ngán ngẫm . Mấy cô bé họ hàng, con cháu Âu Cơ, tiên tộc này giỏi thật.





Tiếp tục đi, đến gần một bản nhỏ, từ xa đã có một chú chó đen chạy như bay lại, đứng sủa đánh tiếng rồi chạy quay trở lại đứng cùng một chú vàng đón, hai con vẫy đuôi, con vàng đứng lên một tảng đá nhìn xuống sủa một hai tiếng rồi tiếp tục nhìn xuống chân núi như xem còn có ai đến không. Đây là một bản nguời dân tộc Dao, sinh bắt gặp một nhóm đang đi ra từ một khu rừng nhỏ rẽ ngang, một cô nhìn sinh cuời thật tuơi. Quên cả mệt nhọc.




 
Đi qua một con suối nhỏ và một vùng cây cối khá rậm rạp, mát mẻ thì đến một khỏang trống rộng lớn. Trên cao nhìn xuống, bản Hồ hiện ra truớc mắt, có một cây cầu sắt dẫn vào bản. Đã đến nơi.



Đuờng xuống bản Hồ









Người sửa: sư vuơng - 21/06/2009 lúc 2:56am
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
my khat Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: BẮC NINH
Tình trạng: Offline
Điểm: 3125
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 20/06/2009 lúc 8:12am
hôm nay vào thấy chú sư vương post ảnh sapa thấy đẹp quá, cháu đã từng đi sapa nhưng nhìn lại phong cảnh này thấy bình yên quá. nếu thấy dược mấy cái ảnh chụp thác bạc hay đỉnh hàm rồng hoặc chợ tình sapa về đêm nữa thì tuyệt.
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 20/06/2009 lúc 2:09pm

 Anh My Khat

 Tôi đi có lẽ không đúng mùa, Thác Bạc nuớc yếu lắm, đình Hàm Rồng thì tôi không đuợc thấy, còn chợ Tình thì ....ngủ quên.
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
cuongvt144 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 21/09/2008
Khu vực: toàn Dê Biển
Tình trạng: Offline
Điểm: 551
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 20/06/2009 lúc 8:57pm
Ban đầu được viết bởi sư vuơng sư vuơng viết:

 Anh My Khat

 Tôi đi có lẽ không đúng mùa, Thác Bạc nuớc yếu lắm, đình Hàm Rồng thì tôi không đuợc thấy, còn chợ Tình thì ....ngủ quên.

chú sư vương đúng là ...LOL
Quay lên trên
ngoclaocai Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 12/04/2009
Tình trạng: Offline
Điểm: 85
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 22/06/2009 lúc 6:00pm

Chắc bác đi lâu rồi chứ , sa pa bây giờ làm gì lạnh đến nỗi chú Thành phải mặc áo len.

Quay lên trên
Alpenliebe Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 14/05/2009
Khu vực: HàNội
Tình trạng: Offline
Điểm: 739
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 23/06/2009 lúc 2:19am
Bản thân tôi nghĩ rằng: Bác Sư Vương không những là nhà văn trong "chuyện gà" mà còn là nhà nhiếp ảnh trong làng giải trí nữa đấy!LOL . Hình ảnh được bác giới thiệu qua về Sa Pa lộng lẫy và sinh động quá!


Người sửa: Alpenliebe - 01/07/2009 lúc 9:26pm
Quay lên trên
gakogay Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Khu vực: vinh phuc
Tình trạng: Offline
Điểm: 504
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 26/06/2009 lúc 9:07am
cái ảnh đầu tiên nhìn đẹp và hùng vĩ quá.
Quay lên trên
cacanhhg Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: Lao Cai, Viet N
Tình trạng: Offline
Điểm: 458
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 01/07/2009 lúc 8:21pm
[QUOTE=Alpenliebe]Bản thân tôi nghĩ rằng: Bắc Sư vương không những là nhà văn trong chuyện gà mà còn là nhà nhiếp ảnh trong làng giải nữa đấy!LOL . Hình ảnh được bác giới thiệu qua về Sa Pa lộng lẫy và sinh động quá!
tôi đồng ý bác Sư Vương viết hay quá !  
0915454000
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 05/07/2009 lúc 3:00am

Dư xóa bớt



Người sửa: sư vuơng - 03/08/2009 lúc 1:13am
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 05/07/2009 lúc 3:29am
Giàng ơi ! Về nước hơn nửa năm rồi mà bây giờ chú Kiên mới chia sẻ cảm xúc kìa !Big%20smileBig%20smileBig%20smile
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
my khat Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: BẮC NINH
Tình trạng: Offline
Điểm: 3125
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 05/07/2009 lúc 7:08am
LOL
Ban đầu được viết bởi sư vuơng sư vuơng viết:

Sinh nằm ngủ lại, đánh một giấc đến sáng. Trong giấc mơ sinh mơ thấy mình đang ngồi hút thuốc lào truớc một lớp học bản thuợng, trong lớp một cô giáo đang giảng bài cho lũ trẻ trong bản; mây kéo vào lớp học rất nhiều. Khung cảnh thật thần tiên. Cô giáo là một con chuột thành tinh, với sinh là chỗ thân tình, lòng sinh giao động. Chỉ là một giấc mơ ấp ủ, nghĩ đến những ngày qua sinh buồn bã, chân đất đi vào phía núi mù suơng.
chú sư vương có giấc mơ liêu trai thế nhỉ    LOLLOLLOLLOLLOLLOL mơ thế thì mơ mãi được!TongueTongueTongueLOL
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 24/07/2009 lúc 9:58pm
Bản Hồ SaPa
Đôi Bạn Chân Tình



Đôi Trẻ


Thấy bản Hồ, đòan nguời như hứng khởi đi nhanh hơn, sinh vốn đã đi sau, nay khỏang cách càng xa hơn. Chẳng vội vàng sinh vừa đi vừa chụp ảnh, không mấy chốc mọi nguời mất hút. Khi gần đến nơi qua chiếc cầu sắt sinh gặp một nhóm học sinh Tân Gia Ba mặc đồng phục màu cam đuợc thả xuống bằng một xe búyt, vừa xuống đến nơi sau khi điểm danh một số đã một hai ba rủ nhau cắm đầu cắm cỏ chạy đuạ Chỉ độ một tiếng sau một đòan học sinh Việt nam cũng đến vùng bản Hồ; cũng cắm đầu chạy cả đám, đúng là tuổi trẻ nghĩ đến hồi nhỏ đi đâu cũng chực chạỵ
Anh huớng dẫn đứng chờ đầu bản để đưa sinh đến nhà ông Dao A Thang một trong những chủ nhà cho khách trọ tá túc tại căn nhà sàn của ông tạ Ông Dao ra tự giới thiệu và nói khách có thể nghỉ ngơi tắm rửa hay đi vòng quanh bản tham quan, gần đó có suối nuớc nóng, nếu muốn có thể ra đi tắm. Sẽ có bữa ăn tối, ngủ tại nhà sàn của ông ta, hôm sau có ăn sáng và rời bản về lại khách sạn sau đó. Bữa tối và sáng thì chủ nhà cung cấp, nhưng nuớc ngọt và bia thì phải trả tiền.




Dao A Thang


Sinh cởi đôi giầy bết bùn, duỗi chân, nắn bóp bên chân đau đã sưng lên. Một lát rồi lên trên nhà sàn tìm phòng. Phòng nhỏ có trải một tấm nệm và một cái chăn. Màn thì đuợc mắc sẵn và vắt lên trên. Gian chính nhà sàn rất rộng, trống trải, một bàn thờ lùi phía sau, sàn tre bắt ánh sáng chiếu vào từ cửa chính chiếu bóng lóang. Nằm duỗi chân nghỉ ngơi độ muơi phút, sinh xuống nhà hỏi đuờng ra suối nuớc nóng, bên trong thủ sẵn cái quần bơi sau khi vào phòng tắm dội nuớc tắm.
Đi bộ vào khu dân cư trong bản vòng ra phía bờ suối độ năm phút thì đến khu tắm nuớc nóng. Đây chỉ là một hồ vuông có lẽ làm bằng đá vôi, duới là con suối đi ngang bản hồ, nuớc chảy ào ạt .Nuớc đuợc dẫn từ một con suối nuớc nóng gần đấy qua những ống tre nối vào nhau; hồ đuợc xây sau một căn nhà nhỏ xây thụt xuống gần vách núi, khung cảnh nhìn xuống con suối lớn gần đó là rừng núi thiên nhiên nhìn khá hùng vĩ. Sinh định cởi cái quần bò, mặc quần bơi nhảy vào; nhìn quanh thấy có vẻ bất tiện, có một cái hồ mọi nguời vào ngâm trong đó, nhìn lên là một vòng cây che có một khỏang trống lớn. Du khánh ở đâu hiện ra, nguời nào nguời nấy quần áo chỉnh tề tay lăm lăm nhiếp ảnh kính. Vài nguời nhìn chốc rồi bỏ đi, một số nán lại có lẽ chờ xem mấy cô du khách xinh như mộng có bikini, hay chuổng cời nhảy vào không. Hai ông nói tiếng tây, có lẽ tây ba lô, tuột ngay quần, mặc còn mỗi quần lót lon ton chạy xuống nhảy tùm vàọ Nghĩ đến lần xuống thăm diêm vuơng, quỉ sứ lăm lăm đinh ba, xiên chĩa ở trên, vạc dầu ở duới, sinh rùng mình bỏ đi một mạch.

Trở về sinh lang thang quanh bản chụp ít tấm ảnh, nhìn thấy hai con trâu đen, trâu trắng sánh vai nhưng ...nguợc đuờng có vẻ như :" gặp nhau làm ngơ" nhìn rất tức cuời, đi vài buớc con trâu trắng quay lại, con đen cũng đi nguợc lại, hai con vẫn đi sát nhau nhưng lại nguợc huớng đến, một lát hai con đứng cạnh nhau gặm cỏ.



Nếu tình cờ gặp xin chớ làm ngơ
 
Từ xa sinh thấy hai cô bé nắm tay nhau đi xuống con dốc, hai đứa bé nhìn chững chạc và thật dễ mến. Cô lớn mặc áo lạnh màu hồng quàng chiếc khăn hồng, cô bé mặc chiếc áo lạnh màu vàng, quàng chiếc khăn đỏ. Sinh lại làm quen xin chụp ảnh, cô nhỏ hơn mỉm cuời im lặng khóac chặt lấy tay cô lớn, thân thiện; mồm hỏi nhưng tay sinh đã bấm máy rồị Sinh lấy kẹo ra cho hai cô, cô bé nhìn cô lớn, cô lớn áo hồng đưa tay cầm lấy mấy viên kẹo hỏi :" Phải kẹo không?" . "Kẹo đấy ăn đi cảm ơn hai cháu". Cô áo hồng :" Cảm ơn chú nhé". Một số cô bé ngòai bắc khi cảm ơn hay thêm chữ nhé rất dễ thuơng, đôi khi làm sinh cảm thấy chữ cảm ơn không của mình hơi cộc lốc. Sinh đưa kẹo cho cô áo vàng lúc này cô bé mới rụt rè giơ tay ra; nhìn mấy viên kẹo trên bàn tay nhỏ dễ thuơng sinh cũng vui vuị Cô nhỏ ngắm nghía mấy viên kẹo bỏ thử một viên vào mồm, nhét mấy viên có bọc giấy bạc bỏ túi cô bé quay lưng buớc theo cô lớn, cô lớn đẩy nhẹ tay cô bé hơi đưa mặt về phía sinh, như chợt nhớ ra :" Cháu cảm ơn chú". Cả hai quay đi, cô áo vàng khóac vai cô lớn tiếp tục xuống con dốc.



 
Đến nơi thì đám khách Do Thái đã ngồi bàn chờ ăn. Ngòai muớp xào, sinh thấy món trứng chiên trộn bắp cải cà chua, khoai tây chiên, ít thịt chiên, thịt luộc, sinh hơi ngan ngán, nhớ lời các bạn cho mấy câu thần chú :" Có gì cứ than phiền, hỏi han về món ăn" . Sinh vào bếp :" Ông tù truởng ơi, sao ăn khoai tây với trứng rán thế nàỵ Thế thì tôi nằm trong cái chòi của tôi ở làng Phông Tên mà ăn cho xong". Ông tù truởng nói :" ông không nói truớc lúc đặt chuyến, món ăn này do trên đó mang xuống cho khách ăn, không gia cầm, không đồ sống sít vì sợ họ khách đau bụng, ăn duới bếp với mấy cậu huớng dẫn cho vui, nhưng thức ăn cũng chẳng có gì tuơng tự trên đó thôi". Sinh ỉu xìu :" Thôi ăn với mấy cậu này cho vui, có gì ăn nấy, chứ không lẽ ngồi bàn với đám xồm xòam kia à". Ông chủ nhà chợt nhớ ra :" à ông sang bên thằng em tôi, nó đang sửa nhà cho khách trọ, nó đãi khách bên đấỵ" . Nói xong ông cầm ngay cái di động gọi sang cho ông em báo là có tôi sang ăn. Anh sang ăn với chú em này, chốc nữa tôi sang.


1,2,4 ....Dzô
Vừa đến nơi là nhập tiệc ngaỵ Bàn ăn đuợc đặt ngòai sân. Món ăn phần lớn là rau và thịt luộc . Có món cá, nhìn lạ, ăn còn lạ hơn, thơm thơm mùi thính, miếng cá có thớ chắc nhưng không cứng, có vẻ đơn giản nhưng thật ra rất "đặc biệt" thuộc hàng "sơn hào hải vị." Hỏi ra mới biết đây là món cá sống đặc biệt. Thảo nào mới nếm chút bà con chỉa sạch không kịp chụp ảnh. Cá họ chấm kèm với rau vào một bát nuớc sốt sền sệt trắng lờ ngờ nhìn không đẹp mắt cho dù họ đã vứt vào vài cọng lá mơ và lá ổi gì đó cho có màu xanh. Ăn với dè dặt, mùi chua chua, nồng nhẹ. Nhìn thật lầm, cái vị của sốt thấm vào luỡi nó ngon ngọt đê mê, đưa miếng cá lên hàng tuyệt đỉnh. Cái mềm mềm của cơm mẻ đuợc trộn với một thứ gì đó sần sật, bùi bùi, đâm ra ...quá ngon, nhất là cái vị đậm đà, cái mùi nồng nồng của men ruợu men dấm. Nhắm mắt tận huởng sinh hỏi :" Cái gì thế này ?" Cậu huớng dẫn :" Mẻ cá đấỵ Họ lấy xuơng cá bằm nát, nấu lấy nuớc và cơm để con mẻ cho lên men ...hay sao đó. Ông "tù truởng" cũng sang dự tiệc, sinh vỗ trán mãi nhớ mài mại tên món ăn; ông ta nói :" ở đây gọi mẻ cá, duới đó gọi là "mắm cá chín thì phảị". À! đệ nhất món nuớc chấm thủy cung mà mấy ngàn năm truớc Lạc Long Quân mang tặng nàng Âu Cơ lúc đến viếng thăm. Thật may mắn đuợc huởng món "mẻ cá" thất truỳên từ lâụ



Mẻ Cá


Cá hết nhanh quá Sinh phải ăn mẻ cá với rau và thịt lợn, thử mỗi thứ một chút. Ở đây họ đổ ruợu vào một cái bát to, dùng chén hột mít múc ra uống. Ruợu cất khá đầm, uống đi ngọt, hơi nhẹ. Nhậu nhẹt thì ngòai này bắt đầu theo kiểu trong Nam, nâng ly cùng hô dùng giọng Nam :" Một, Hai, Ba Dzôô". Ông em tù truởng thấy sinh "huởng quá" ông ta ngỏ ý mời sinh dự đám cuới nguời H-Mong trong bản, ông nghĩ sẽ có nhiều món lạ và là dịp thu những hình ảnh phong tục cổ truyền xứ nàỵ Cơ hội bằng vàng, nhưng vì đã chọn đi chợ biên giới Bắc Hà và hẹn gặp anh Thành nên sinh phải ...ngậm ngùi lắc đầu từ chốị Ăn xong trở lại bên nhà ông Daọ





Anh H. lại gọi, anh ấy muốn ...chắc ăn sợ tôi đi ngộ nhỡ bất trắc, anh nhắc tôi nhớ gọi anh vì nếu tôi đi hai nguời thì có gì ít ra còn một thằng đi ...báo,
Lại ngồi ăn, thức ăn ê hề, rau và muớp tuơi thật ngon; rau trái, cả nấm ở đây vì tuơi và hơi còi nên vị đậm đà, cải xanh thì đắng hơn, nấm huơng thơm hơn. Cũng vì còn no nên Sinh chỉ nếm mỗi thứ một ít. Mới nhập bữa độ muơi phút thì đám Do Thái thanh tóan xong bên ngòai họ kéo vào bếp :" Hello, bọn bay ăn gì vậỷ Tao muốn thử những món bọn bay ăn, local food.". Ông Dao vui vẻ mời luôn. Thế là bát, tô mang rạ Ruợu uống ào ào, ông Dao mang thùng ruợu chắc double, tripple magnum rạ Một tên hỏi :" freẻ" . Ông Dao gật đầụ Một lóang hết bay quá nửạ Cô huớng dẫn H-Mong uống ào ào, mặt đỏ gaỵ Một anh huớng dẫn còm nhom hỏi thăm về chân đau của tôi, anh ta nói để mai anh bao luôn đám Do Thái thể anh kia đi một mình với tôi đi chậm một chút đuợc. Anh ta nói làm nghề huớng dẫn này đi lần đầu anh về ốm hai tuần. Sinh uống khá nhiều, nhiều nhất trong vòng gần hai chục năm, không biết tại sao, cứ ngồi chén tì tì ruợu mời, ruợu không mời, cứ uống; sinh có cái tật lạ, lâu không uống, uống nhiều không thấy say, đến dạo uống nhiều vài ly là mệt. Bữa ăn tuơng đối đơn giản nhưng ngon miệng, sinh chỉ ăn cầm chừng. Cậu huớng dẫn hỏi :" Chú say chưả Cháu say rồi, chắc vào kia nôn rồi đi ngủ, chú biết phòng ngủ rồi chứ gì?". Anh huớng dẫn còm ra ngòai mỏ nhạc disco, đứng vỗ vỗ tay ngóay mông rủ mấy cô Do Thái ra nhẩy; mấy cô nhìn nhau, nhìn anh bạn, anh ta lắc đầụ Anh tour guide VN vỗ tay hối thúc, một thằng kéo cô bạn ra nhảỵ Sinh mệt leo lên phòng nằm, dán Salopas, xoa bóp chân. Duới nhà tiếng nhạc văng vẳng.





Nằm nhắm mắt ngủ một lát sinh nghe tiếng động và tiếng nguời nói, tiệc có lẽ tàn. Tiếng anh chàng "que tăm" :" mày ngủ đó đi, tao ngủ trên nàỵ". Anh huớng dẫn khác :" trên đó phòng của khách mà". :" không phòng tao vẫn ngủ trên này". Nói xong anh lè nhè vén rèm vải chui ngay vào phòng sinh, anh ta quay nguời chân vuớng miếng nệm ngã ngồi xuống, sinh vội quay nguời tránh, "bịch", mém lòi ruột. Anh ta lăn ra ngủ. Chừng hai phút ông tù truởng lên :" Thằng này đi ra, phòng của khách sao lại vào thế nàỷ", anh vẫn im lìm, ông chủ nhà phải kéo anh lên, anh ta chập chọang buớc rạ Ông chủ nhà bỏ đi . "Oành" một tiếng động thật lớn có lẽ anh ta ngã. Im bặt, sinh thò đầu ra nhìn anh ta lồm cồm bò dậy đi ra phía cửa sinh cứ sợ anh ta lọt từ trên nhà sàn mà ngã xuống sân xi măng thì bỏ mạng. Sinh nằm ngủ lại, đánh một giấc đến sáng. Trong giấc mơ sinh mơ thấy mình đang ngồi hút thuốc lào truớc một lớp học bản thuợng, trong lớp một cô giáo đang giảng bài cho lũ trẻ trong bản; mây kéo vào lớp học rất nhiềụ Khung cảnh thật thần tiên. Cô giáo là một con chuột thành tinh, với sinh là chỗ thân tình, lòng sinh giao động. Chỉ là một giấc mơ ấp ủ, nghĩ đến những ngày qua sinh buồn bã, chân đất đi vào phía núi mù suơng.


Tỉnh dậy, bản thuợng im lìm. Sinh đi dép vào buớc xuống sân, trăng đã gần tròn, sinh cầm đèn pin lọ mọ đi ra phía con suốị Vài nguời đàn bà thuợng lặng lẽ đi bộ qua chiếc cầu sắt; những chiếc gù trên lưng, có thể là những đứa bé họ cõng, nhìn duới ánh trăng khung cảnh thật đẹp. Hai cô đi sau quay lại nhìn sinh nhỏen miệng cuời, đi chừng vài buớc sinh nghe tiếng họ cuời khúc khích vang trong đêm vắng, một cô quay lại che miệng cuờị Chẳng biết họ cuời gì, có khi cuời mình, nhưng sinh cảm thấy vui vui . Trời gần sáng sinh tìm đuờng mò về bản Hồ.




   






 
Hướng dẫn



 
 



Người sửa: sư vuơng - 24/07/2009 lúc 9:59pm
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
phhp Xem...
Q.lý chuyên mục
Q.lý chuyên mục
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Hải Phòng
Tình trạng: Offline
Điểm: 765
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 03/08/2009 lúc 12:13am
Đọc bài này của bác Kiên xong lại thấy nhớ Sa pa. Nhớ nhất là chú Thành ở Lào Cai và....Hà Khẩu. hehehehe
Đoàn kết- Đoàn kết- Đại đoàn kết

Thành công- Thành công- Đại thành công
Quay lên trên
_tung_chip_ Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Khu vực: Đậu Làng Mơ
Tình trạng: Offline
Điểm: 1320
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 03/08/2009 lúc 6:30am
Nhìn Sapa hoang sơ mà đẹp quá
Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa lịch sự.
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 23/08/2009 lúc 4:31am

Núi Đồi SaPa III

Bản Hồ II

Về đến nhà ông Thang mọi nguời đã thức giấc, trong bếp củi đã chụm và ngọn lửa to đốt lên. Anh huớng dẫn còm cũng xuống đang làm một cối thuốc lào. Ông chủ nhà Thang sẽ dọn bữa sáng đặc biệt cho tôi, thực đơn gồm vịt bản Hồ và tiết canh vịt, thịt vịt sẽ chặt miếng và xé làm nộm măng chua. Vịt bản Hồ cổ dài hơn vịt thuờng một chút, tuy thịt không dầy nhưng rất nạc và thịt thơm. Măng trắng bản Hồ theo giá hiện thời thì đắt hơn thịt, măng đuợc ngâm làm măng chua, thái sợi to bản trộn nộm (gỏi). Ngòai ra còn có thịt lợn muờng luộc với nấm huơng cũng tự trồng bản Hồ, nấm này tuy nhỏ nhưng rất thơm. Sinh cảm thấy rất tự hào làm dân ...Việt, ông Thang thật hiếu khách vì ngòai vài anh huớng dẫn, bữa ăn thịnh sọan này sinh nghĩ dành cho mình sinh vì có tiết canh và thịt vịt nên đám khách ngọai quốc đuợc thông báo... không đuợc mời.

Ngọn lửa sớm trong bếp

Quây quần hút thuốc lào.

Dụng cụ nhà bếp



Sửa sọan món vịt măng chua

Ông Thang ra sân đứng nhìn đàn vịt một chốc rồi mở chuồng nắm ngay một chú. Ông cắt tiết vặt lông thật gọn, lôi ra một cục gì xanh biếc, ông nói đây là mật vịt, lấy đừng để vỡ, không ăn đuợc. Nồi nuớc đã đun sẵn, ông thả vịt vào luộc. Trong lúc đó bà Thang ngồi vắt măng chua sửa sọan món vịt măng chua. cậu con trai ngồi yên lặng thái rau, gói nem (chả giò), hai anh huớng dẫn ngồi phụ. Cô huớng dẫn nguời H-mong bận với đám khách Do Thái. Ông chủ nhà có cậu con Trai lớn đi học trên Hà Nội ông thở dài :" Mới mua nó cái laptop muời bảy triệu (US $1000), nó nói nó cần, tốn kém quá." Anh huớng dẫn còm" nhưng chỉ có đi học mới có cơ hội thóat khỏi cảnh nghèo nàn."
Sinh lang thang ra ngòai thấy một nia nếp ẩm nằm ngòai sân cùng một ít dụng cụ làm bằng gỗ, đây có lẽ những dụng cụ tự chế dùng để cất ruợu. Truớc sân trồng vài cây hoa, con chó và một đứa bé ngồi đạp chiếc xe ba bánh. Sáng chủ nhật không khí thật thanh bình, không tiếng xe, không cả tiếng nói chuyện. Anh huớng dẫn cũng ra ngòai đứng, anh gợi chuyện :" Tối qua chú say hả? Cháu say đi ngủ thì thấy chú ngủ say rồi.". Sinh cuời :" Đâu ai say nhận say, tôi chắc cũng không say, anh gì gầy gầy chui vào phòng tôi ngã ngang, ngã ngửa, ông chủ nhà phải kéo anh ấy ra.". Chú vào uống trà.

Tôi vào thì ông chủ nhà đang hãm tiết canh. Ông đổ thành ba bốn bát lưng tiết. Sinh hỏi "không có lạc hả". Ông lắc đàu, tiết canh hãm không dùng lạc. Ông ta chặt vịt để vào hai cái đĩa, món vịt măng chua cũng làm xong. Anh còm lại nhìn bát tiết canh, nghiêng nghiêng chọc chọc " Chắc không đông rồi, hỏng thì tiếc". Ông chủ :" Hỏng thế nào đuợc, để đấy đi.", ông quay sang tôi:" Tôi thi nấu bếp hạng nhì Sapa đấy." Hai anh huớng dẫn, tôi và bố con ông chủ bắt đầu nhập tiệc. Ruợu đuợc bày ra sẵn, đầu tiên là nâng ly chúc sức khỏe. Tiết canh chia ra hai nguời một bát, anh huớng dẫn và tôi chung nhau, anh còm và con ông chủ chung nhau, ông chủ và một anh nữa chung nhau, mấy anh kia ăn mọt lóang là hết sạch, sinh vẫn chưa động chén bát phần vì lâu lắm rồi không ăn tiết canh, nhất là cúm gà, cúm vịt và chẳng thấy rau thơm, lạc đâu cả, tiết canh ăn bằng bát (thuờng đánh tiết canh trong nam đánh lớp mỏng đổ đĩa.). Sinh nín hơi sắn một miếng tiết nhâm nhi. Awww, miếng tiết mềm mát như miếng thạch, mùi của rau thơm băm trộn sẵn đưa lên mũi cùng với mùi thịt vịt, bùi bùi của gan vịt, cùng những phần dòn của cánh vịt đuợc ông chủ băm cả vào đấy. Bát tiết canh ngon nhất mà sinh đã từng thuởng thức. Tất cả nêm nếm pha trộn tuyệt hảo. Sinh chậm rãi thuởng thức; hơi sốt ruột, chú huớng dẫn nói:" Chú ăn đi", sinh chợt nhớ đây không phải một mình một bát :" Đuợc rồi, anh ăn đi, mời."; Anh chàng ăn loang lóang ngon lành, có lẽ thấy sinh ăn ít quá anh ta vội ...thắng lại, mời sinh. Thấy anh ta ăn ngon lành quá, sinh ăn miếng nhỏ nữa rồi nói: " Đủ rồi, làm hết đi." Cầm chung ruợu sinh khà một hớp súc miệng rồi hớp tới trăm phần trăm. Giải độc, chín tiết, ngừa phong, ấm bụng đủ cả.

Bát Vịt măng Chua

Vào cuộc, sinh thử thịt vịt truớc tiên; đã lâu không đuợc ăn thịt vịt tuơi, miếng thịt vịt bản Hồ tuy không dày như thịt vịt Canada nhưng rất nạc và luộc lên không váng mỡ như vịt Mỹ; nó có mùi thơm và vị của miếng thịt tuơi, không như thịt vịt đông lạnh phải nhờ nhiều vào gia vị như nuớc mắm ớt tỏi. Kế đến là món măng chua thịt vịt, măng chua dịu và dòn cộng chung với những miếng thịt vịt xé và những miếng sụn, gân, đầu cánh băm nhỏ, nhai nhai, nhằn nhằn, sần sật rồi ròn ròn chua chua của măng chua, lại một món ngon bản Hồ.

Nhìn đĩa thịt lợn muờng thái dầy quăn queo, sinh thử sau cùng. Miếng thịt thật ngon, thịt chắc, mùi thơm của miếng thịt nóng pha với mùi nấm huơng thoang thỏang cộng với vị đậm đà ngấm vào thịt. Lợn Muờng hay heo mọi thì miếng thịt ngon khỏi bàn, cộng thêm nấm huơng vùng núi đuợc uớp kỹ và nêm nếm tài tình của đầu bếp làm món thịt lợn nấm huơng tuyệt hảo. Sinh ăn liền ba bốn miếng. Chiêu thêm miếng ruợu, sinh đùa :" bữa ngon quá, mới sắm cô vợ và đuợc căn nhà bản Hồ sáng nay". Sinh bật cái màn hình phía sau cho họ xem căn nhà mới . Ông chủ nói :" Mùa hè hay cuối xuân ghé thăm có ruợu mơ, ruợu mận mời anh uống, giơ này thì hết rồi." Vốn nghe tiếng ruợu mơ, ruợu mận Sapa, sinh chợt mơ có một ngày xuân đến hoa mơ hoa mận rừng nở bừng trên vùng cao nguyên, một căn nhà sàn nhỏ một hồ nuớc tĩnh lặng truớc cửa. Sinh thấy mình trong căn nhà đó, nhấm một chung ruợu đào, rồi nằm lâng lâng gối đầu lên đùi một mỹ nhân, nàng khe khẽ ngâm thơ; từng áng mây bay đọng trên mặt hồ và vài cụm mây lững thững bay qua cửa sổ, cửa chính trôi qua nhà. Thật thanh bình và thần tiên.

Nếp nấu ruợu thần tiên
Tỉnh giâ'c mơ, mọi nguời tụ tập khởi hành. Tính tiền nuớc đê, đếm chai, đám Do Thái uống muời hai chai, đứa nào uống bao nhiêu tự động móc tiền ra trả; rốt cuộc có tiền muời chai, ông chủ hỏi, bọn nó nhìn nhau giơ hai tay nhún vai. " Huề" tiền. Anh xe lôi vừa đưa một anh Do Thái lên vì anh ta mệt quá nhờ ông chủ gọi xe xuống đọ, anh ta gọi :" Ông ơi xuống đón nó tôi nói 50, nghìn mới xuống đón, sao bây giờ nó trả có hai chục, nó nói tính quá giá nó đòi gọi công an". Ông chủ hơi bối rối, quãng đuờng đó bình thuờng 20 là đúng, nhưng đây đuờng núi, ổ gà và phải chạy thêm luợt từ trên xuống đón, vả lại nó bằng lòng rồi mà bây giờ nói nguợc. Nghĩ sao ông Thang nói :" Thôi kệ, để tao trả cho mày ".

Đuờng lên dốc mà chân đau quá mức, vừa đi vừa nghỉ thở phì phò; thêm cái nghề leo núi hiking bị lụt vì lâu không đi và tuổi lão niên đuổi theo. Nhiều khúc dốc và trơn truợt anh huớng dẫn phải ngừng kéo sinh.
"Moto bike, moto bike" , đi hết con dốc đến một con đuờng lộ mấy ông xe thồ đang ngồi nhậu với máy nguời phu làm đuờng thấy sinh đi ngang gọi ơi ới. Sinh cuời lắc đầu ; "Hello, Hello, motobike sir". Sinh gắt :" Đã không rồi, Việt Nam mà hello, hello cái mẹ gì", mấy ông cuời ồ, :" Tôi tuởng ông nguời Sing, Việt nam thì uống một miếng đi" . Thế là một hai, ba ...dzô.

Tụ tập ở đầu đuờng mòn, xe đưa mọi nguời về khách sạn. Trời xâm xẩm tối, cô tiếp tân nhìn hiền lành đơn giản như cô bán xôi chạy ra đón :" Bác mới về, để cháu đưa bác lên phòng.". Lên đến nơi thấy mình ở phòng khác, sinh nói:" Sao thế này, tôi muớn phòng nhìn ra bìa núi mà sao bây giờ trong kẹt thế này ?". Cô ta luống cuống :"Cháu sợ bác ...lạnh nên dọn bác vào phòng trong này, tối nay có thể xuống không độ đấy.". "Phòng không có suởi à ?", "Suởi phải thêm hai chục nghìn, cảnh thì có phòng uống nuớc ngắm cảnh, bác thích thì ra đó xem.". " Sao đổi phòng mà không nói truớc thế này, cái ông chủ chắc lại cho nguời khác thuê phòng tôi rồi chứ gì, lạnh gì mà lạnh ." Cô lễ tân kiêm dọn phòng càng cuống :" Xin lỗi bác cháu tự đổi phòng cho bác, để cháu xuống lấy chìa khóa dọn lại cho bác, phòng vẫn còn đấy." Sinh nói :" Thôi đuợc rồi cảm ơn cô.". Nhìn cô bé lủi thủi xuống sinh thấy cũng hơi tội.
Tắm rửa xong, sinh đi bộ xuống phố. Vừa xuống cô lễ tân chặn lại :" Bác cho cháu xin chứng minh thư". Chứng minh thư gì ?". " Dạ giấy tùy thân đấy để cháu đi ra sở Công an khai báo". " à! cái này không đuợc đưa cô thì tôi ra đuờng công an họ tóm tôi thì sao?". "Không sao đâu, cháu đưa lại bác trễ lắm lúc 9 giờ tối đuợc không? Chứ không đưa không đuợc đâu". " Cô nói không sao chứ không có giấy tờ họ tóm tôi không lẽ tôi nói cô lễ tân nói không sao, thôi copy rồi đưa lại cho tôi. Họ muốn danh sách để ông chủ đỡ trốn thuế thôi." Cô lễ tân luống cuống vì không nghĩ đến cái giải pháp copy mà cũng không biết sinh chọc ghẹo cô chơi thôi. Thôi đuợc giữ đi, cô đánh mất không về đuợc là tôi ở đây ăn vạ đấy. Cô bé mừng rỡ, "không mất đâu bảy giờ cháu ra xem sớm nếu họ xong thì giả lại bác". "Ừ cô có ra đồn công an lấy lại giấy tờ thì luôn tiện hỏi xem có ai bị bắt vì không giấy tờ tùy thân không. Khỏi mất công đi hai ba luợt". Có vẻ cô bé hơi lo vì không biết Sinh đùa, sinh phải cuời, cô ta mới hiểu và cuời theo.

Đi bộ xuống phố Sinh thấy có hàng ngô, khoai nuớng, hai cô ngồi cạnh nhau bán. Sinh ngắm nghía ngồi xuống hàng cô nhìn lanh lợi nhưng không dễ coi bằng cô bên kia. Bác ăn khoai hay ngô?, " Cả hai, bao nhiêu thế? Ngô hai bắp, khoai hai củ ". Trời lành lạnh ăn hai bắp ngô nuớng và hai củ khoai sao ngon thế. Cô hàng thấy sinh đá ngon lành, hỏi sinh có ăn thêm không; ngẫm nghĩ : cho một củ khoai và hai bắp ngô nữa. " Em hết ngô rồi mua của chị này, em phải dọn hàng tối nay về quê". Vừa nói chị ta đưa sinh củ khoai, còn lại vài củ đưa cho cô áo hồng ngồi cạnh :" Chị trông cháu hộ em, còn ít khoai em đưa chị bán, em dọn hàng rồi đón nó đi luôn." Sinh nhìn đứa bé gái kháu khỉnh chạy lăng xăng :" Cháu tên gì ? Sao chạy lăng xăng thế, ngồi một chỗ cho má cháu bán hàng.". Đứa bé chạy lại hét to:" Không phải mẹ cháu, cô này là cô Minh, mẹ cháu vừa đi đấy.". Sinh cuời cuời quay sang hỏi cô gái cao lớn trắng trẻo đang ngồi nuớng ngô :" Nó nói đúng không, cô tên Minh?". Cô gái cuời hơi nguợng ngùng, má có ánh hồng :" Chỉ đuợc đánh lừa trẻ con.". " Tối nay thứ bảy có chợ tình phải không cô? Cô có bán khuya không ?" Mắt nhìn chỗ khác cuời cuời cô hàng khẽ gật đầu. Sinh ăn thêm bắp ngô nữa, đứng dậy vuơn vai :" Đi từ sáng mệt quá, dạo quanh xem phố chút rồi về phòng nghỉ". Cô hàng chào sinh rồi ngập ngừng :" Tối anh ra hả". "Vâng xem chợ tình buôn bán thế nào có như bán ngô, bán khoai không. Nghỉ cái đã tối mới có sức ra xem. Chào cô "nhé" " .
Sinh đi vòng ra chỗ trung tâm, tìm một quán cà phê ngồi, quán có ghế bắc bên ngòai, quán vắng, anh bán quán dán mắt vào cái ti vi, mất một lát anh mới nhận ra quán có khách. Sinh gọi một tách cà phê nóng ngồi nhâm nhi, cà phê không đuợc ngon. Buổi tối Sapa ngòai đuờng vắng tanh, du khách ngọai quốc chắc chui vào bar hay nhà hàng, hoặc ngủ để khuya dậy ra chợ tình. Uống xong tách cà phê sinh lang thang tìm món ăn tiếp. Ghé một hàng ăn vỉa hè; vài chiếc bàn nhỏ kê trong góc phía trong hơi tối trong khi đó mấy cái bàn bầy thịt sẵn sàng để nuớng thì sáng choang, cả thịt gà, thịt bò để bán phở, sẵn sàng cho chợ tình. Nhìn mấy xâu thịt nuớng cũng ngon lành, nhưng mấy món thịt nuớng ăn bên cờ Hoa quá nhiều nên cuối cùng :" Phở Sapa". Bán tôi tô phở bò nhé, đừng cho mì chính, bao nhiêu thế cô ? Dạ muời hai nghìn. Tô phở nuớc dùng nấu khéo, bánh trắng mềm ngon như hầu hết phở ở Việt Nam. Thịt chỉ có vài miếng tí teo đối với tiêu chuẩn "bò phở" bên Mỹ là ...thịt vụn. Tuy có nhiều chỗ để chê, nhưng đối với tiêu chuẩn của tô phở bình dân, sự hòa hợp mùi vị, thịt, bánh ở vùng xa xôi thế này cũng đáng khuyến khích. Ăn xong bát phở sinh lững thững thả bộ về phòng.
Về đến nơi cô lễ tân vừa thấy bóng sinh đã quay vào quầy mang quyển sổ thông hành cầm hai tay ra đưa," chào bác" . Cầm quyển sổ thông hành sinh mở ra xem:" Sao sổ ai thế này ?" Cô bé xanh mặt, sinh cuời:" đùa cô tí thôi. Sinh ngồi xuống bàn nơi phòng tiếp tân rót trà uống. Để cháu pha ấm khác cho nóng. Sinh ngồi thong thả uống trà, cô bé lễ tên ngồi vào màn hình chơi game tiếp. Ngồi dăm phút ông quản lý buớc vào :" Bác khỏe chứ, bác chờ máy vào mạng hả?" Nói xong ông quay sang cô lễ tân:" Cái con bé này, khách chờ mà cứ chơi "ghêm" cả ngày". Sinh nói:" Không không tôi ngồi uống chút trà, cô này mới pha tôi ấm trà ngon lắm". Cô bé mừng ra mặt đứng dậy. Ngồi nán tí, sinh lên phòng, cô lễ tân mang khăn ra lau sàn. Phòng ấm cúng sạch sẽ, sinh tắm rồi chui vào chăn, một ngày mỏi mệt sinh từ từ vào giấc ngủ.

Tỉnh giấc đã 4 giờ sáng quá giờ chợ tình rồi, nhớ đến cô Minh sinh chạy ra chỗ hôm truớc, trời dày đặc suơng mù. Đến nơi chỉ thấy còn bà già nguời Mèo ngồi gật gù, sau lưng có chiếc túi đựng con mèo thò đầu ra ngòai. Cô Minh là con mèo núi Sapa thành tinh. Sinh lang thang ra chợ Sapa đợi đến sáng thăm chợ Bắc Hà.

Sinh cảm thấy lưu luyến cái không khí êm đềm của Sapa, cái chậm rãi thong thả, ấm cúng của bản Hồ.
 


Của hồi môn
( bấm vào ảnh đọc kỹ)

Phòng ngủ tối

Phòng chính của căn nhà

 


Người sửa: sư vuơng - 23/08/2009 lúc 4:54am
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 23/08/2009 lúc 10:11am
Tửu hết rồi, mau đem sắc ra thôi !  Big%20smileBig%20smileBig%20smile
Bác cứ tả hoài cảnh rượu thịt, mãi mà không đến đoạn " ăn cơm" ...Big%20smileBig%20smileBig%20smile
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 23/08/2009 lúc 11:46am
 Anh Khoa à, chuyện ăn cơm thì sống để bụng chết mang theo. Anh thì tửu sắc chứ tôi thì ruợu thịt thôi. Sắc bất ba đào dị nịch nhân mà tôi lại bơi dở. Lâu lắm mới đuợc ăn những món thế, hay chưa bao giờ ăn, ngay cả cái bánh giò nóng ăn ở bến xe Luơng Yên tôi nghĩ vẫn thèm đấy.
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
gachoichoai Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự
Hình đại diện

Gia nhập: 18/09/2008
Khu vực: Thăng Long
Tình trạng: Offline
Điểm: 338
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 24/08/2009 lúc 1:42am
Có phải sau 1 năm nỗi nhớ mới ngấu nên bác SV mới đăng đàn trải lòng nỗi niềm người đi xa ???
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 24/08/2009 lúc 10:48am
Ban đầu được viết bởi sư vuơng sư vuơng viết:

 Anh Khoa à, chuyện ăn cơm thì sống để bụng chết mang theo. Anh thì tửu sắc chứ tôi thì ruợu thịt thôi. Sắc bất ba đào dị nịch nhân mà tôi lại bơi dở. Lâu lắm mới đuợc ăn những món thế, hay chưa bao giờ ăn, ngay cả cái bánh giò nóng ăn ở bến xe Luơng Yên tôi nghĩ vẫn thèm đấy.
 Chèng đéc ơi ! Lâu nay mình cứ nghĩ rằng tửu sắc đi đôi với nhau nên tưởng rằng tửu sắc là cơm rượu,vì thường thường uống rượu xong thì phải ăn cơm  mà lị Big%20smileBig%20smileBig%20smile
 
Chuyện cơm rượu nó cứ quyến luyến nhau, gặp phải hôm có cơn mưa thì đúng là tích cổ , bác nhỉ ?Thế mới đúng với câu :      
 Vũ vô kiểm toả năng lưu khách
   Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
                                  
         Big%20smileBig%20smileBig%20smileBig%20smileBig%20smile


Người sửa: khoa troc - 24/08/2009 lúc 11:04am
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
gakogay Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Khu vực: vinh phuc
Tình trạng: Offline
Điểm: 504
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 24/08/2009 lúc 9:43pm
khoai nướng ở sapa hình như là khoái nướng sịn thì phải ăn rất thơm và bở. còn khoai nướng ở hànội họ luộc song mới nướng nên mềm và nhão ko được ngon cho lắm.ngô nướng của cô bán hàng duyên dáng ấy hình như là ngô ngọt bắp to nhưng mà ko thơm ngon bằng ngô nếp.
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp Trang  12>
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.298 giây.