Truyện 1 thần kê đến sư kê Nguyễn Cao Kỳ

 Phúc đáp Phúc đáp
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
cau_cai_ga_choi Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2015
Khu vực: Phố Nối- HY
Tình trạng: Offline
Điểm: 815
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn cau_cai_ga_choi Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Truyện 1 thần kê đến sư kê Nguyễn Cao Kỳ
    Ngày đăng: 04/04/2016 lúc 3:51pm
Truyện một Thần Kê sư kê Lâm Minh Sến
Thời phong kiến dân ta đã mê gà. Đến thời Pháp thuộc, những gia đình có tiền vẫn duy trì thói đá gà ăn tiền.
Vùng nông thôn, dù nghèo cũng lấy trò đá gà làm thú tiêu khiển. Chỉ đến khi khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi kéo tới nạn đói năm 1945, miền Bắc gần như không còn nghe tiếng gà gáy. Tuy nhiên, xuyên suốt thời Pháp thuộc, rồi tới thời chống Mỹ, bà con vùng Nam kỳ lục tỉnh nuôi gà đá khá rầm rộ.
Nhiều địa phương nổi danh với phong trào nuôi gà nòi như Hậu Giang, An Giang, Kiến Phong.. vẫn cho ra lò những chú gà oai phong lẫm liệt.
Ban đầu, các cuộc tranh tài chỉ có tính cách giải trí, giữa xóm này với xóm khác. Về sau một số người chen vào, nuôi gà nòi chuyên nghiệp đá ăn tiền.
Do trên , phong trào bùng lên tới tỉnh, rối lấn sang qua tới Nam Vang (Campuchia). Từ xưa người Cao Miên có loại gà đá Tà-Lóc, không có cựa, nên chỉ đá bằng đôi chân, vì vậy mới gọi là Gà Ðòn.
Gà này cũng đá rất hăng, nên được Việt Kiều Campuchia nuôi để đá chơi trong ba ngày Tết Nguyên Ðán cho đỡ nhớ nhà, chứ không ăn tiền.
Mãi tới khi có một số về thăm quê, mua gà nòi đem lên nuôi và mở trường gà lớn Stung Meng Chây, cách thủ đô Phnom Penh 10 km, mới bắt đầu có chuyện ăn thua bằng tiền bạc.
Các tay chơi ở miền Nam lái xe hơi đi Nam Vang tham gia vào trò đen đỏ. Nổi như cồn thời này có ông Hai Hiển nhà ở Cao Lãnh.
Tuy nhiên, những trận đấu cụ thể của chiến kê trong đàn gà ông Hai Hiển không thấy tài liệu nào nhắc lại. Chỉ biết rằng cho đến ngày nay, nhắc tới “bổn” gà ông Hai Hiển, dân mê gà chọi đều tôn là “linh kê bách chiến bách thắng”.
Còn trong số Việt Kiều nuôi gà nòi, nổi tiếng có Lâm Minh Sến, ở xã Vĩnh Lợi Tường, quận Peamchor, tỉnh Prey Veng, giáp ranh với xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp).
Người ta kể lại, khoảng năm 1938, một lần đi xem đá gà trong xóm, thấy có con gà trống thật oai phong ông Lâm Minh Sến bỏ ra số tiền lớn mua đem về gầy giống. Ông chọn con gà mái “ngon lành” nhất bầy để nhân giống con gà này.
Vài tháng sau, lứa gà đầu tiên giữa cặp “tiên đồng ngọc nữ” này nở được mười bốn con với màu sắc khác nhau.Trong số này, có một con rất đặc biệt và dị dạng lông đen tuyền, không có đuôi.
Sến rất thích, đặc tên là Ô Truy, theo điển tích nói về con ngựa hay của Hạng Võ. Cùng một bầy, nhưng con gà đen cụt đuôi rát khác lạ, không chịu ngủ dưới đất mà chỉ ngủ trên cây. Cùng một bầy nhưng còn gà này tính cô độc, không chơi với ai. Thân hình thì dị dạng, tròn trịa như trái banh và rất ít gáy.
Một hôm có người tên Xả Cập, cũng người làng Vĩnh Lợi Tường tới thăm nhà ông Sến để coi con Ô Truy. Vốn là tay nuôi gà sành sõi nên Xã Cập chỉ một lần quan sát gà là khám phá ra một cái bớt đen, nằm giữa cái lưỡi màu hồng lợt của gà. Ngoài ra gà còn có một cái lông voi, mọc ở giữa cánh.
Ðồng thời còn có thêm một cái vẩy nhỏ, mọc trong kẹt ngón chân giữa, mà dân chuyên nghiệp gọi là Vẩy Yểm Long.
Tóm lại, theo kinh kê, thì đây là một con Thần Kê, có một không hai trên đời. Sau khi tới tuổi “chinh chiến”, con Ô Truy đụng độ với con gà điều hay nổi tiếng trong vùng.
Ông Sến thì tự tin với con gà nhìn cục mịch trong khi phe bên kia khinh thường ra mặt. Họ tưởng ông Sến khờ nên cáo độ rất lớn.
Vừa xuất trận, chỉ thấy “cục thịt” màu đen co chân nhảy lên đá nghe cái “rẹt” đã thấy con gà điều giãy giụa rồi chết tốt. Thì ra con Ô Truy đã đâm ngay cựa vào cuống họng đối thủ.
Từ đó tiếng tăm Ô Truy vang dội khắp vùng. Một tay chơi ở miền Nam có con gà đá rất hay, nghe nói bên Campuchia có “thần kê” nên ngứa lỗ mũi, quyết đem “chiến kê” của mình sang tranh tài cao thấp.
Tay chơi này là một cự phú đất Cần Thơ nên đã đem rất nhiều bạc vàng sang thách đấu. Ngoài ra còn có đám đàn em cũng là những tay chơi khét tiếng ôm tiền sang “ăn theo”.
Nhìn thấy bộ dạng của Ô Truy, các tay chơi cự phú ôm bụng cười nghiêng ngã bởi theo họ, con gà này đạp mái còn không nên thân thì đừng kể tới chuyện đấm đá. Xung trận, cả hai đối thủ gườm nhau rất lâu để thăm dò. Đã thắng nhiều trận nên con gà xám tung chân đá thế liên hoàn.
Con Ô Truy cũng tung mình nghênh chiến. Cả hai con gà đá tung bụi mù mịt trong khoảng 2 phút nhưng hầu như không con nào dính đòn của nhau vì các cú ra đòn đều bị đối phương hóa giải.
Bỗng dưng con Ô Truy lùi 3, 4 bước, gà xám thấy thắng thế lao lên. Ngay lập tức, con Ô Truy lại phóng vút lên và đá nghe “bịch” một tiếng. Chỉ thấy con gà xám nằm giãy chết, hai mắt lòi ra ngoài vì bị con Ô Truy tung cựa đâm vỡ đầu.
Thua sạch tiền nhưng vẫn thương con gà nên tay chơi và đám đàn em đem gà về nước chôn cất. Bấy giờ ở Nam Vang có vị hoàng thân nuôi được một chiến kê rất dũng mãnh đặt tên Krongpha.
Con gà này đá hàng chục trận toàn thắng nên được coi là “thần kê hoàng gia”. Nghe tin con Ô Truy dị tướng nhưng đá hay, vị hoàng thân đã địch thân ôm gà về vùng biên giới so tài cao thấp.
Chưa đầy một hiệp, “thần kê hoàng gia” đã co giò chạy vì không chịu nổi những cú ra đòn quỷ khốc thần sầu của đối thủ. Vị hoàng thân đã bỏ ra rất nhiều tiền để nhận cái gật đầu đồng ý bán gà của ông Lâm Minh Sến.
Về hoàng cung, Ô Truy tiếp tục làm mưa làm gió một thời gian dài và chưa thua bất kỳ một đối thủ nào. Khoảng năm 1939, nhận lời mời giao đấu tại một hội chợ ở Manila (Philippin), vị hoàng thân đã ôm gà theo tàu thủy vượt biển du đấu. Nhưng tiếc thay, khi tàu ra giữa biển thì gặp bão lớn.
Dù là “thần kê” nhưng ra giữa biển cũng chỉ là chú gia cầm nhỏ bé, con Ô Truy không chịu nổi sóng gió nên chết trên tàu và được ông chủ tổ chức “thủy táng” ngay trên biển rồi quay tàu về nước.
Truy tìm hậu duệ “thần kê”
Câu chuyện “thần kê” đã làm biết bao thế hệ chơi gà nòi mê mẫn. Vì đó là câu chuyện có thật, hơn nữa vùng Đồng Tháp suốt thời gian sau đó đã cho ra đời những chiến kê rất ghê gớm nên người ta tin rằng hậu duệ của thần kê vẫn còn trong dân gian.
Các “thầy gà” chuyên nuôi gà cho tướng râu kẽm đã tìm về vùng Đồng Tháp lùng sục khắp nơi mong tìm được giống gà quý về dâng lên chủ tướng. Không chỉ “thầy gà” mới truy tìm thần kê, hàng loạt sĩ quan muốn thăng quan tiến chức cho nhanh cũng tìm “chiến kê” để “hối lộ” mà không bị bắt bẻ.
Họ tìm từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) qua Chương Mỹ (Hậu Giang) rồi vòng về Chợ Lách (Bến Tre) để kiếm cho được những con gà kỳ hình dị tướng.
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt".
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua; Gà trắng chân chì mua chi giống ấy”.
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: “Gà ô chân trắng mỏ ngà; Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê”.
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Gà sợ nhau tiếng gáy" là do đó mà ra. Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân.
Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: Tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh lại càng là gà quý; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc "lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý.
Những đặc điểm này các “thầy gà” đúc kết từ sách và từ thực tế con Ô Truy bách chiến bách thắng của ông Lâm Minh Sến đã kể ở trên.
Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh. Đối với gà dị hình, dị tướng có 5 loại mà các “thầy gà” lùng mua cho bằng được để đem về trường gà của tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Thứ nhất là gà tử mị. Loại gà này khi ngủ thì năm ngay đơ, sảy cánh và xuôi giò; cũng là tử mị nhưng có loại khác khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi(!). Thứ hai là gà qui, hình dạng giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào.
Ta trông vào thân hình nó, đúng là thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lớp long mượt. Thứ ba là gà độc nhãn, độc dao.
Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy. Thứ tư là giống gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng.
Loại gà nầy rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương, cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục ngữ có câu: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy”.
Loại dị tướng thứ năm là gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai, ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được.
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy... của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi.
Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà, chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.
Người chơi gà, khi kén chọn gà nòi, trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự bền bỉ, gan lỳ và khôn ngoan.
Năm màu lông thường được lựa chọn là: Nhạn, Xám, Điều, Ô và Nghệ. Vì năm màu này thuận với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu ngũ hành của năm sắc gà để biết sự xung khắc theo nguyên tắc dịch lý. Đây cũng là một yếu tố khi “cáp độ” nếu không muốn thua xiềng niểng.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra; Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước.
Lắc mặt là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp. Ngoài những tiêu chuẩn về ngoại hình thì “thầy gà” phải quan sát cách ra đòn và thế của từng chú gà chiến.
Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu.
Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả...
Huấn luyện gà trong trại của Tướng râu kẽm(Tướng Nguyễn Cao Kỳ)
Chọn được gà ngon thì phải có “huấn luyện viên” giỏi thì gà mới có thể phát huy hết tố chất của một chiến kê.
Trước năm 1975, nhiều tay chơi xếp vào hàng “thầy gà” từng được vào “doanh trại gà” của tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ đều bái phục cách xem tông, chọn giống, nhân bổn gà của những người làm nghề chăm sóc gà cho tướng Kỳ.
Thời điểm này, tướng Kỳ đã biết cách chọn những gien quý, lựa tính trội rồi nhân giống theo định luật di truyền Menden nên gà có tố chất tốt, đá thường thắng trận. Gà chọi thường trưởng thành trong vòng non một năm. Từ thời gian này trở đi, con gà có thể giao đấu với đối thủ nhưng chưa biết đòn thế hay dở.
Các “huấn luyện viên” cóp nhiệm vụ cho gà đấu tập bằng cách bôi mặt để gà cùng bầy không nhận ra nhau rồi bịt cựa cho đá thử. Các trận tập dượt tốt nhất nên thực hiện trong khoảng từ tháng chạp đến cuối tháng tư âm lịch mỗi hàng năm. Vì sau tháng thứ tư, gà bắt đầu thay lông nên không thể chiến đấu như bình thường được.
Khi gà đã mọc đủ lông và lông cứng cáp, các “thầy gà” của tướng Kỳ tỉa bớt lông cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu môn, còn lông đầu thì hớt sạch. Họ lấy ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau trong chút ít nước và rượu đế rồi tẩm vào thân gà. Nếu gà quá mập thì cách một ngày lại tẩm một lần.
Nhờ “vô ngải nghệ” như vậy mà da thịt con gà sẽ săn lại, có sức chống đỡ và chịu đựng được những đòn địch tấn công. Phải năng tắm rửa sạch sẽ cho gà. Mùa lạnh thì mỗi ngày một lần, mùa nóng hai hoặc ba lần một ngày. Khi lông đã khô ráo lại tiếp tục “vô ngãi nghệ”.
Ở ngoài miền Bắc, mùa đông khi gặp thời tiết quá lạnh lẽo, người ta sẽ không tắm, vì sợ gà bị bệnh sưng phổi. Có người dùng xác trà Huế hoặc nước lá ổi mà tắm cho nó. Lúa cho gà ăn, nước cho gà uống phải được sạch sẽ.
Tốt nhất là lúa hạt tròn để hạt thóc không đâm vào cổ gà, phải ngâm cho lúa lên mộng thì gà ăn là tốt nhất. Dân chơi gà kỵ nhất là cho gà uống nước máy hoặc nước sông.
Tốt nhất phải là nước mưa chứa trong lu sành. Mỗi ngày, từng “thầy gà” sẽ cho gà “quần sương” vào ban đêm, ban ngày thì “quần nắng” để nó hấp thụ khí trồi thiên nhiên, chịu được mọi sự thay đổi của thời tiết.
Sau mỗi lần đá độ xong, dù gà “ăn độ” tức đá thắng cuộc hay gà “thua vớt” (tức gà đã từng ăn độ, nhưng nay rủi bị thương, đứng không vững, chủ bồng ra khỏi đấu trường đem về nuôi lại, thì gọi là gà thua vớt) cũng phải được săn sóc ngay tránh cho gà mất sức.
Nếu gà dính cựa, bị sặc máu trong cổ thì “thầy gà” phải “vỗ hen” cho nó. Người chủ bồng con gà lên, kẹp chặt nó vào bên hông.
Rồi lấy tay nắm đầu gà, dùng ngón trỏ bẹc lớn mỏ ra. Tay kia cầm khăn sạch có thấm nước, bóp cho nước chảy vào họng gà, rồi ghì đầu nó chúc xuống. Xong, bỏ khăn ra, dùng tay ấy vỗ bì bạch vào họng gà. Bao nhiêu nhớt, đàm, dãi, lông, cát trong họng nó sẽ nhểu ra lòng thòng.
Khi hết nhểu là họng gà đã sạch thì thôi vỗ. Đoạn lấy một lá trầu tươi, vò nhầu nát, trộn với một cục muối ăn, viên lại nhỏ độ bằng đầu ngón tay út, nhét vào họng cho nó nuốt xuống bọc điều.
Làm như vậy sẽ có 2 tác dụng, một là miệng gà được sạch thêm, hai là viên trầu tươi trộn muối nầy là món thuốc ngừa độc đòn gió.
Tiếp đến là phải vạch cánh, vạch lông tìm các vết thương, xức thuốc, may vá lại (xức teinture d’iode, pénicilline, bột dagénan, bột riou hay dầu gió đều được).
Sau đó, phải nhốt riêng một nơi nào cao ráo yên tĩnh, phải “cắt nước” trong vài ba hôm đầu, chỉ cho ăn cơm nóng, ướt hột hay tấm cám trộn đặc (nước thật ít). Chừng nào thấy gà lại sức, không bị ké, sẽ cho uống nước dần dần đến khi bình phục hẳn.
Màn huấn luyện đầu tiên là “xổ gà”. Các “thầy gà” của tướng Kỳ thường lấy vải và bông gòn bọc kín cặp cựa của cả hai “chiến kê” để vô hiệu hoá những cặp cựa đó, dù con nầy có đá trúng con kia. Thả hai chú gà ra để cho chúng đá lẫn nhau. Các “thầy gà” tại trường Sài Gòn gọi là “xổ gà”, trong khi phía Bắc gọi là “vần gà”.
Cặp gà sẽ đá trong vài nước, mỗi nước độ mười phút như võ sĩ tính bằng hiệp đấu. Sau mỗi nước, cho gà nghỉ chừng ba phút, rồi cho đá lại.
Xem chừng khi gà đã thấm mệt, đôi chân bết bát đá không lên nổi nữa thì cho nghỉ luôn, đợi lần sau sẽ xổ lại.
Qua nhiều lần “xổ gà”, gà trở nên gan dạ, tinh khôn, quen chịu đựng... Và vì cuộc đá thử không bao giờ đi đến hồi kết thúc, tính hiếu chiến của gà không được thoả mãn nên gà rất thích đá nhau và chỉ muốn “choảng” cho đối thủ ngay từ lần đầu gặp mặt.
Mỗi lần đá thử xong, “thầy gà” lại vỗ hen cho gà, làm cho các nhớt dãi trong cổ họng gà tuôn hết cả ra. Họ dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn ngoáy vào trong cổ gà để kéo hết đờm dãi ra.
Hết dãi nhớt, gà không còn khò khè khi lâm trận. Trong thời kỳ huấn luyện, gà chọi phải “xổ” nhiều lần như thế “thầy gà” biết được sở trường của chúng qua những lần đá thử. Có con xuất sắc về “giàn nạp”, “đá đầu”; có con giỏi về “đá hầu”, “đá mé’; nhưng đặc biệt cũng có những con đá “đòn buông” (miền Bắc gọi là phóng tiễn) hay “đá vỉa tối” (miền Bắc gọi là đá đòn luồn).
Gà đá đòn buông là loại gà khi đá địch, nó không cần mổ vào địch trước, như các loại gà khác, nhưng nó luôn vẫn đá trúng địch thủ.
Còn “đá vỉa tối” là con gà tìm cách luồn đầu vào hai bên cánh địch, xuất kỳ bất ý mổ lên vai, lưng hoặc đầu đối thủ rồi ra một đòn đá chí tử. Đòn này thường nhằm vào hai bên phao câu, lưng và mắt đối phương.
Các thầy gà sao khi nghiên cứu sở trường, sở đoản của từng chiến kê sẽ có nhiệm vụ ghi chép tỉ mỉ để tướng Kỳ căn cứ vào đó mà “cáp độ” với các chủ gà khác. Nếu gà của mình có ngón “đá đầu” các “sư kê” sẽ tư vấn để tướng Kỳ lựa một đối thủ thấp hơn gà mình để nó dễ đá.
Nếu gà có đòn “đá buông”, ông tướng râu kẽm sẽ tìm cho nó con gà có “đòn luồn” để khắc chế. Con gà địch luồn đầu vào nách, ẩn đầu đi, như vậy chọi với nó, khó mổ được vào đầu nó để phóng đòn lên.
Con gà có đòn buông không cần phải mổ vào đầu địch vẫn ra được những đòn mạnh mẽ, trong khi địch cứ phải luồn mình, rồi mới xuất kỳ bất ý tấn công được. Vì sở trường con gà nầy có thể áp đảo được sở đoản con gà kia nên việc ghi chép cả gà mình cũng như gà đối thủ là công việc rất quan trọng, hệt như huấn luyện viên bóng đá quốc tế thời nay..
Khi tướng Kỳ chuẩn bị đem gà đi đá độ, các thầy gà sau khi nắm “lý lịch” đối thủ sẽ chọn một con phù hợp rồi tăng tốc huấn luyện. Đây là thời điểm gà cần được “nuôi thúc” và “nhồi gà”. Ngoài số lúa ăn thường ngày, các sư kê còn chọn thịt bò tươi loại xịn xắt nhỏ và trứng gà sống bồi dưỡng cho chiên kê.
Trứng tươi khẻ một đầu nhỏ bằng mút đũa, đưa sát vào mỏ, là chú gà chọi nhà ta say sưa hút cách ngon lành.
Mỗi ngày, sư kê có nhiệm vụ ôm con gà để trước mặt, dùng tay trái bợ hai ngón dưới ức con gà, nâng nó lên, cẳng gà hỏng mặt đất độ hai ba tấc. Nhồi con gà nhè nhẹ, tập cho nó biết ý thủ thế trước.
Bỗng lẹ làng vừa nhồi mạnh vừa rút tay ra. Con gà mất thăng bằng sẽ rơi xuống chổng cẳng, nhưng nó phải dùng hai gối, chống chọi thế nào để khỏi té... Đó là cách nhồi gà, tập cho gà cứng gối, cứng chân cẳng, sẵn sàng ra đấu trường trong vài hôm nữa.

Nguồn ST. 
Quay lên trên
cau_cai_ga_choi Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2015
Khu vực: Phố Nối- HY
Tình trạng: Offline
Điểm: 815
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn cau_cai_ga_choi Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 05/04/2016 lúc 12:14pm
up
Quay lên trên
superpipo83 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 06/09/2016
Khu vực: mien bac
Tình trạng: Offline
Điểm: 859
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn superpipo83 Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 18/04/2017 lúc 7:06pm
hay
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.812 giây.